Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 47766 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Thông tin kết quả nhiệm vụ KH&CN
Nghiên cứu luận cứ khoa học cho giải pháp quy hoạch không gian đô thị thành phố Hải Phòng đến năm 2035 (16/08/2024)
Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 xác định Hải Phòng là thành phố cảng lâu đời, nằm ở vị trí trung tâm vùng Duyên hải Bắc Bộ, lá chắn cho Thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc tế. Trải qua hơn 130 năm xây dựng và phát triển, luôn phát huy truyền thống cách mạng và năng động, sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới, đến nay Hải Phòng đó trở thành một thành phố công nghiệp, đô thị loại I của đất nước; một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc; một trọng điểm phát triển kinh tế biển - đảo; có vị trí trọng yếu cả về kinh tế và quốc phòng - an ninh.
Trong 3 năm gần đây, tăng trưởng và phát triển thành phố Hải Phòng tiếp tục xuất hiện nhiều yếu tố mới như: Việc đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-TW, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 72 qua đó khẳng định mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trở thành đô thị Cảng xanh; Hạ tầng kỹ thuật đô thị và xã hội thành phố được đầu tư xây dựng quy mô lớn: Cảng quốc tế Hải Phòng là cảng hiện đại; Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: cao tốc loại A; Cải tạo nâng cấp sân bay Cát Bi thành sân bay quốc tế cấp 4E; Đầu tư trung tâm hành chính chính trị Bắc sông Cấm; Xây dựng khu vui chơi giải trí đảo Vũ Yên, Cát Bà… cùng với đó là các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố cũng hình thành và ngày càng tác động mạnh đến không gian đô thị như Kết nối vùng còn hạn chế; Đô thị chịu tác động biến đổi khí hậu lớn; Mô hình kinh tế đô thị theo truyền thống, năng xuất thấp, ô nhiễm môi trường cao; Không gian ở chưa đảm bảo chất lượng và sự hài lòng; Giao thông công cộng và cơ sở hạ tầng còn yếu kém; Việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử và bảo tồn thiên nhiên bị đe dọa bởi kinh tế thị trường; Tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng; Quy hoạch và quản lý đô thị chậm đổi mới; Khả năng cung cấp vốn không đáp ứng nhu cầu phát triển...
Đứng trước thực tế trên Viện Quy hoạch đã tiến hành triển khai đề tài Nghiên cứu luận cứ khoa học cho giải pháp quy hoạch không gian đô thị thành phố Hải Phòng đến năm 2035 do ThS. Khoa Năng Du làm chủ nhiệm. Đề tài được triển khai nhằm mục đích chuẩn bị phục vụ cho điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng trong giai đoạn tiếp theo việc nghiên cứu các luận cứ cho giải pháp Quy hoạch không gian đô thị thành phố Hải Phòng đến năm 2035.
Nhóm nghiên cứu đã thống kê các sở lý luận phục vụ xây dựng luận cứ cho giải pháp quy hoạch không gian đô thị thành phố Hải Phòng đến năm 2035 đã đưa ra nhận xét kết hợp kết quả khảo sát thực trạng, nghiên cứu về các mô hình phát triển đô thị, cấu trúc KGĐT và phân tích quá trình đô thị hóa trên các không gian đô thị trong và ngoài Việt Nam, cụ thể là trường hợp Singapo, Thiên Tân, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Qua đó cho thấy quá trình phát triển đô thị luôn biểu hiện qua sự hình thành KGĐT hướng tới sự thích ứng với các điều kiện phát triển của mỗi đô thị theo từng thời kỳ. Với Hải Phòng đó là xây dựng thành phố Hải Phòng trở thành đô thị cảng xanh, văn minh, hiện đại như Kết luận số 72-KL/TW về xây dựng và phát triển Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vùng cửa sông ven biển Hải Phòng nhìn từ vệ tinh.
Dựa trên thực tiễn công tác nghiên cứu quy hoạch hiện đang đảm nhận, rà soát việc thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải phòng theo Quyết định 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ đối với 01 đô thị trung tâm và 07 đô thị vệ tinh để thấy những mặt được, mất khi phát triển KGĐT. Tìm ra các đặc trưng về kinh tế xã hội cụ thể, đặc điểm về tự nhiên đặc biệt là vị trí, vị thế của Hải Phòng để tích hợp thành các cơ sở xây dựng luận cứ cho giải pháp quy hoạch không gian đô thị thành phố Hải Phòng đến năm 2035 đảm bảo sự phát triển đô thị bền vững và có bản sắc. Đồng thời, nhóm nghiên cứu đánh giá quá trình triển khai thực hiện Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 tại đô thị trung tâm; Đánh giá quá trình triển khai thực hiện Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 tại 07 đô thị vệ tinh; Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội và phát triển đô thị; Quy hoạch không gian biển và quy hoạch không gian đô thị; Thực tiễn phát triển đô thị xanh và bài học cho Hải Phòng.
Từ đánh giá các quy hoạch gắn với sự phát triển của thành phố Hải Phòng, nhóm nghiên cứu đưa ra những yêu cầu đối với quy hoạch không gian đô thị thành phố Hải phòng đến năm 2035 và các năm tiếp theo bao gồm: Yêu cầu phát triển đô thị thành phố Hải phòng đối với Đô thị loại Trung tâm vùng Duyên hải Bắc bộ; Yêu cầu đối với Trung tâm chùm đô thị; Yêu cầu đối với thành phố Cảng; Yêu cầu đối với thành phố Dịch vụ; Yêu cầu đối với thành phố Công nghiệp; Yêu cầu đối với thành phố Du lịch; Yêu cầu đối với Kiến trúc cảnh quan đô thị; Yêu cầu của đô thị đầu mối giao thông; Yêu cầu của đô thị phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Trong đó yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tác động trực tiếp đến quá trình phát triển KGĐT gây ra sự phụ thuộc của cấu trúc KGĐT vào việc phát triển của hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Từ cơ sở lý luận cho đến thực tiễn, nhóm nghiên cứu đã xây dựng dự báo phát triển và đề xuất quan điểm, giải pháp quy hoạch không gian đô thị thành phố Hải Phòng đến năm 2035 như sau:
Về dự báo phát triển với mục tiêu: Xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại, là thành phố quốc tế; Xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao; Xây dựng Hải Phòng là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước; Xây dựng Hải Phòng là trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế và khoa học - công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ; Xây dựng Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của các địa phương phía Bắc; Xây dựng Hải Phòng trở thành đô thị thông minh, đô thị phát triển bền vững, đô thị sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu; Xây dựng Hải Phòng là một pháo đài bất khả xâm phạm về quốc phòng - an ninh.
Đề xuất định hướng giải pháp quy hoạch phát triển đô thị thành phố Hải Phòng đối với Đô thị loại 1 – Trung tâm vùng Duyên hải Bắc bộ đòi hỏi phải xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ đáp ứng yêu cầu đặt ra: Bảo vệ môi trường thiên nhiên và phát triển đô thị có trật tự nhờ việc hình thành mạng lưới cây xanh và sông ngòi; Xây dựng mạng lưới đường cao tốc và mạng lưới đường vành đai thành phố; Xây dựng hệ thống giao thông công cộng bao gồm LRT và xe buýt.
Đề xuất định hướng giải pháp quy hoạch phát triển đô thị thành phố Hải phòng đối với Trung tâm chùm đô thị bao gồm các giải pháp sau: Giải pháp đối với trung tâm vùng Duyên hải Bắc bộ; Giải pháp đối với trung tâm chùm đô thị Hải Phòng; Các giải pháp về chức năng, quy mô, vị trí, hình dạng, tổ chức không gian, tổ chức mạng lưới kết nối giao thông tốt đối với trung tâm chùm đô thị là tạo dựng bộ mặt, hình ảnh,hình dáng của chùm đô thị đó trên vùng lãnh thổ.
Đề xuất định hướng giải pháp quy hoạch phát triển đô thị thành phố Hải Phòng đối với thành phố Cảng tập trung vào: Quy hoạch thành phố cảng; Quy hoạch phát triển dịch vụ logistics thành phố Hải phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Đề xuất định hướng giải pháp quy hoạch phát triển đô thị thành phố Hải phòng đối với Thành phố Dịch vụ. Cấu trúc đô thị dựa trên các khu vực đặc thù của đô thị để phát triển thành phố dịch vụ dựa trên các đặc thù đấy như Cảng biển, khu du lịch, khu cụm công nghiệp, thương mại, hay các di sản văn hóa…
Phân tích xác định mô hình phát triển công nghiệp đối với thành phố Hải Phòng gồm: Mô hình phát triển công nghiệp; Giải pháp quy hoạch phát triển đô thị đối với thành phố công nghiệp tập trung vào 5 vùng: Vùng công nghiệp Tây Bắc phát triển theo tuyến quốc lộ 5 An Dương; Vùng công nghiệp Đông Nam (Đông Hải - Đình Vũ); Vùng công nghiệp Đông Bắc (Tràng Kênh, Minh Đức, Bến Rừng); Vùng công nghiệp phía Nam (đường 353); Vùng công nghiệp Tây Nam (Văn Tràng - Kiến An). Tập trung nâng cấp hệ thống cảng hiện có và phát triển mạnh hệ thống cảng theo hướng ra biển, trước mắt xây dựng cảng mới tại nam Đình Vũ, cảng nước sâu tại nam Cát Hải. Cảng nước sâu Lạch Huyện, xây dựng nhà máy ô tô Vinfast.
Đề xuất định hướng giải pháp quy hoạch phát triển đô thị thành phố Hải phòng đối với Thành phố Du lịch đó là giải pháp: giải pháp quy hoạch phát triển đô thị thành phố Hải Phòng đối với thành phố Du lịch ven biển; Cơ cấu chức năng đất đai phát triển đô thị du lịch Hải Phòng; Chọn hướng phát triển đô thị; Bố cục không gian kiến trúc đô thị.
Đề xuất định hướng giải pháp quy hoạch phát triển đô thị thành phố Hải phòng đối với yêu cầu Kiến trúc cảnh quan đô thị đó là: Giải pháp chọn đất xây dựng đô thị trên cơ sở kiến trúc cảnh quan; Giải pháp chọn đất xây dựng phát triển đô thị đối với đô thị thành phố Hải Phòng; Giải pháp tổ chức cơ cấu quy hoạch đô thị cho các đô thị thành phố Hải phòng; Một số giải pháp tổ chức cơ cấu ĐT cho các đô thị thành phố Hải Phòng; Lựa chọn quy mô không gian đô thị phù hợp với mô hình cơ cấu; Phân khu chức năng; Giải pháp Bố cục không gian kiến trúc đô thị.
Giải pháp quy hoạch phát triển đô thị thành phố Hải phòng đối với Đô thị đầu mối giao thông gồm những giải pháp cụ thể sau: giải pháp quy hoạch phát triển giao thông đô thị Hải Phòng; Giao thông đối ngoại; Giao thông đối nội.
Sau cùng là đề xuất định hướng giải pháp quy hoạch phát triển đô thị thành phố Hải phòng đối với Đô thị phát triển bền vững (thành phố xanh), bảo vệ môi trường gồm: Tình hình phát triển đô thị - thành phố xanh ở Hải Phòng; Chính sách phát triển đô thị xanh, kiến trúc xanh và công trình xanh; Mô hình thành phố cảng xanh Hải Phòng; Định hướng giải pháp quy hoạch phát triển đô thị thành phố Hải Phòng đối với đô thị phát triển bền vững (thành phố xanh) bảo vệ môi trường; Bốn chiến lược phát triển đô thị bền vững cho Hải Phòng; Nội dung chiến lược bảo vệ môi trường Hải phòng.
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học xác định Hải Phòng lựa chọn phát triển theo hướng là thành phố cảng xanh, phát triển kinh tế bền vững, kinh tế xanh, tăng trưởng xanh thể hiện trên các giải pháp tương ứng yêu cầu trong đó yếu tố văn hóa địa phương và mối quan hệ hữu cơ giữa đô thị và cảng biển có ý nghĩa quan trọng, góp phần tạo nên đặc trưng riêng của đô thị Hải Phòng.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu dự án tại Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ./.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế xác lập hệ thống tiêu chí, chỉ số đánh giá, giám sát... (30/10/2024)
- Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất giống sò huyết Anadara granosa trong ao (28/10/2024)
- Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tại một số tỉnh... (25/10/2024)
- Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ số hóa đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo cho doanh... (23/10/2024)
- Một số giải pháp chính sách thực hiện chiến lược kinh tế biển xanh trong xây dựng... (21/10/2024)
- Nghiên cứu phát triển kỹ thuật PCR đa mồi (multiplex PCR) để phát hiện nhanh một... (18/10/2024)