Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 47449 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Thông tin kết quả nhiệm vụ KH&CN
Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của thành phố Hải Phòng (20/09/2024)
Du lịch Việt Nam được quan tâm đầu tư phát triển và từng bước khẳng định là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mang lại những đóng góp to lớn về mặt kinh tế, lợi ích xã hội và giá trị tinh thần rất lớn cho mọi ngƣời trong xã hội. Để phát triển du lịch bền vững, đòi hỏi các điểm đến phải phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch đặc thù. Sản phẩm du lịch đặc thù được phát triển dựa trên tính độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo.
Khám phá đảo Cát Bà điểm đến nổi tiếng của miền Bắc | Ảnh: Internet
Việc phát triển sản phẩm đặc thù mang tính địa phương không chỉ là vấn đề riêng của du lịch Hải Phòng mà nó là bài toán chung cho khu vực Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Mặc dù các địa phương đã có nhiều chương trình liên kết để phát triển du lịch, nhưng hiện tại du lịch các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng nói chung, Hải Phòng nói riêng vẫn đang trong tình trạng thiếu sản phẩm du lịch đặc thù, song lại thừa những sản phẩm du lịch bị trùng lặp, khiến sức hút du khách đến với Hải Phòng chưa thực sự mạnh mẽ. Chính điều đó đặt ra những thách thức không hề nhỏ trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù đại diện cho du lịch Hải Phòng nhưng vẫn bảo đảm được tiêu chí đại diện, tiêu biểu, hấp dẫn, không trùng lặp với các địa phương trong vùng, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Trong điều kiện thành phố Hải Phòng đang quyết tâm xây dựng và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về đầu tư phát triển du lịch trong thời gian qua, Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng đã triển khai đề tài: “Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của thành phố Hải Phòng”.
Nhóm nghiên cứu đã làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến sản phẩm du lịch, hệ thống hóa chọn lọc các khái niệm về du lịch, tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa, sản phẩm du lịch, khách du lịch, dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù. Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng làm rõ khái niệm về xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, nguyên tắc, yêu cầu phát triển và phương thức xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Đề tài cũng phân tích làm rõ hệ thống các chính sách của Trung ƣơng và địa phƣơng về xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của một số địa phƣơng nƣớc ngoài và trong nƣớc nhƣ: Phuket, Thái Lan, kinh nghiệm của đảo Ba Li, Indonesia; kinh nghiệm của đảo JEJU (Hàn Quốc); kinh nghiệm của Cape Leveque Öc; Quảng Ninh; Bắc Ninh; Thừa Thiên –Huế; Cà Mau. Trên cơ sở đó đã rút ra 4 bài học vận dụng cho Hải Phòng trong xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích thực trạng tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa cho phát triển sản phẩm du lịch nói chung và cho sản phẩm du lịch đặc thù nói riêng, tiềm năng về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Hải Phòng, đó là: với lợi thế về vị trí trong phát triển kinh tế nói chung, Hải Phòng có nhiều tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên và một nền văn hoá đa diện để phát triển du lịch trở thành ngành quan trọng giữ vai trò là một trong những ngành chủ lực trong cơ cấu kinh tế địa phương. Bên cạnh đó Hải Phòng còn có một trong những thương hiệu truyền thống về du lịch nổi tiếng của Việt Nam đó là Đồ Sơn và Cát Bà. Ngoài việc khai thác phục vụ phát triển du lịch, các tài nguyên du lịch tiếp tục được khám phá, phát hiện tôn tạo hình thành những tuyến điểm, địa danh… hấp dẫn khách du lịch trong nƣớc và quốc tế như: lễ hội chọi Trâu Đồ Sơn, khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, khu di tích lịch sử Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, khu di tích lịch sử danh thắng Tràng Kênh và các khu nghỉ dƣỡng cao cấp, khu vui chơi giải trí, công viên nước Cát Bà… Tất cả những điều đó góp phần tạo nên một Hải Phòng Du lịch - Một trung tâm du lịch không thể thiếu trong chiến lược phát triển quốc gia về du lịch của Việt Nam. Do đó, Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 đã làm rõ thực trạng xây dựng, khai thác, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của thành phố những năm vừa qua đã xác định Hải Phòng cùng với Hà Nội, Quảng Ninh tạo thành một tam giác tăng trưởng du lịch quan trọng nhất của vùng Bắc Bộ và cả nước. Tất cả những yếu tố trên đã và sẽ thúc đẩy thành phố phát triển thành một địa danh du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế. Với thế mạnh đặc biệt để phát triển du lịch, thời gian qua ngành Du lịch Hải Phòng đã tập trung khai thác đồng thời cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa để phát triển loại hình du lịch.
Bên cạnh lợi thế qua đánh giá thực trạng, nhóm nghiên cứu đã rút ra hạn chế của du lịch Hải Phòng cụ thể: Du lịch, dịch vụ Cát Bà chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục tính mùa vụ. Chưa có những điểm dịch vụ du lịch cao cấp, các tuyến du lịch liên hoàn nên sự thu hút khách và thời gian lưu trú của khách du lịch còn thấp. Công tác quản lý bến bãi, giá cả, chất lượng phục vụ và vệ sinh môi trường còn nhiều bất cập. Trình độ lao động ở lĩnh vực du lịch, dịch vụ còn hạn chế, phần lớn chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; Việc đầu tƣ xây dựng và khai thác điều kiện tự nhiên vốn có của Đồ Sơn để phát triển du lịch nghỉ dƣỡng, tắm biển còn nhiều bất cập, mặc dù nhìn tổng thể Đồ Sơn đã dần hình thành đô thị nghỉ mát; Vùng Thuỷ Nguyên cũng đƣợc xác định là có tài nguyên tự nhiên tốt để phát triển du lịch, nhƣng thời gian qua việc khai thác cho phát triển du lịch chƣa tốt, thậm chí còn bị các ngành kinh tế khác xâm hại đến tài nguyên cảnh quan để làm vật liệu xây dựng; Tài nguyên văn hóa được khai thác phục vụ du lịch còn quá ít; Khu vực làng nghề điêu khắc ở Đồng Minh chưa được đầu tư qui hoạch để bảo trì và phát triển nghề truyền thống quý giá; lễ hội, chưa có kế hoạch khôi phục lại một số lễ hội có tính độc đáo; tình trạng khai thác tiềm năng du lịch manh mún của các doanh nghiệp, đồng thời thiếu những dự án đầu tƣ chiến lược ở các địa phương là một trong những lý do khiến du lịch Hải Phòng chƣa thu hút nhiều du khách.
Xuất phát từ những điểm còn hạn chế về sản phẩm du lịch đặc thù của Hải Phòng mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số nội dung về những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội thành phố: Thu hút thị trường du lịch nước ngoài; Thu hút thị trƣờng du lịch nội địa; Đáp ứng yêu cầu khám phá, trải nghiệm của khách du lịch; Đáp ứng yêu cầu nâng cao chất luợng và tính hấp dẫn của các dịch vụ du lịch cung cấp cho du khách; hát triển sản phẩm du lịch xanh, bền vững thân thiện với môi trường; Đào tạo nâng cao kỹ năng cho nguồn nhân lực du lịch Hải Phòng.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích làm rõ làm rõ những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng. Từ đó đề xuất các sản phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở định hướng phát triển du lịch của thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đề xuất các tiêu chí nhân dạng, nguyên tắc, yêu cầu, quy trình xây dựng và các sản phẩm du lịch đặc thù cụ thể mà Hải Phòng có tiềm năng về tài nguyên. Trên cơ sở đó, đề xuất các sản phẩm du lịch đặc thù và các giải pháp để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cuả thành phố Hải Phòng, các giải pháp cụ thể là:
- Giải pháp đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù: rong quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định mục tiêu đầu tƣ để đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng các sản phẩm du lịch; tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù của Hải Phòng để cạnh tranh trên thị trƣờng; nhằm hấp dẫn khách du lịch, kéo dài thời gian lƣu trú và tăng mức chi tiêu của khách (du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng biển, du lịch chữa bệnh, du lịch văn hóa gắn với lễ hội, du lịch tàu biển v.v...).
- Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù phải gắn kết chặt chẽ với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử, di tích cách mạng, các thế mạnh về thiên nhiên, cảnh quan đặc sắc, độc đáo của Hải Phòng: ác giá trị cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của Hải Phòng, đặc biệt là khu du lịch quần đảo Cát Bà, Đồ Sơn, khu di tích danh thắng Tràng Kênh (Thủy Nguyên), đền thờ và khu tƣởng niệm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Bảo), núi Voi (An Lão), Dương kinh (Kiến Thụy),.. là những tài nguyên có giá trị độc đáo, hấp dẫn khách du lịch cần được tập trung đầu tư để có được các sản phẩm du lịch đặc thù, thân thiện với môi trường như sau: Các sản phẩm du lịch cụ thể được định hướng phát triển thành sản phẩm đặc thù tại các trung tâm, điểm du lịch; Xây dựng các điểm du lịch chính tạo điểm nhấn cho sản phẩm du lịch đặc thù; Khôi phục và phát triển các sản phẩm văn hoá dân tộc đặc trưng Hải Phòng; Chuẩn hóa và bổ sung các lễ hội định kỳ, tạo sản phẩm du lịch độc đáo, góp phần tạo dựng hình ảnh du lịch thành phố.
- Phát triển thị trường, xúc tiến giới thiệu các sản phẩm du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch. hát triển mạnh thị trường trong nước, quan tâm phân đoạn khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm. Đẩy mạnh xúc tiến, giới thiệu theo hướng chuyên nghiệp nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thƣơng hiệu du lịch là trọng tâm, gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại và đầu tư. Tập trung phát triển thƣơng hiệu du lịch thành phố trên cơ sở phát triển thương hiệu du lịch vùng, thương hiệu doanh nghiệp du lịch và sản phẩm du lịch, nhất là những thương hiệu có vị thế cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.
- Đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý. Cần có chính sách ƣu tiên hỗ trợ đầu tƣ và liên kết, huy động nguồn lực để tập trung đầu tƣ nâng cao năng lực và chất lƣợng cung ứng dịch vụ du lịch, hình thành trung tâm dịch vụ du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế ở Cát Bà, Đồ Sơn. Thực hiện chính sách phát triển bền vững với chính sách ƣu đãi phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm; khuyến khích xã hội hoá, thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước vào các lĩnh vực liên quan của du lịch.
- Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển sản phẩm du lịch xanh đặc thù vùng duyên hải Bắc Bộ. Liên kết vùng không chỉ là hoạt động ký kết hợp tác hay liên kết giữa chính quyền địa phƣơng với nhau, mà quan trọng hơn là tạo ra môi trƣờng thuận lợi thúc đẩy liên kết các chuỗi giá trị ngành du lịch bền vững.
- Giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch đặc thù: Cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; ơ chế, chính sách hỗ trợ quảng bá xúc tiến và phát triển thị trường du lịch; Cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng và quản lý sản phẩm, dịch vụ du lịch; Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Kết quả của đề tài góp phần làm sáng tỏ các cơ sở lý luận cơ bản, các khái niệm về sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù và phát triển du lịch đặc thù. Bổ sung vào số lƣợng các công trình nghiên cứu về du lịch học và sản phẩm, dịch vụ du lịch còn ít ỏi của du lịch Việt Nam. Đồng thời kết quả đề tài làm cơ sở khoa học để lãnh đạo thành phố, các sở ngành tham khảo trong việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của thành phố.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu dự án tại Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ./.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế xác lập hệ thống tiêu chí, chỉ số đánh giá, giám sát... (30/10/2024)
- Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất giống sò huyết Anadara granosa trong ao (28/10/2024)
- Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tại một số tỉnh... (25/10/2024)
- Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ số hóa đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo cho doanh... (23/10/2024)
- Một số giải pháp chính sách thực hiện chiến lược kinh tế biển xanh trong xây dựng... (21/10/2024)
- Nghiên cứu phát triển kỹ thuật PCR đa mồi (multiplex PCR) để phát hiện nhanh một... (18/10/2024)