Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 17027 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Nghiên cứu thuốc Memantine có thể ngăn chặn bệnh Alzheimer (10/08/2018)
Bằng chứng mới xuất hiện cho thấy, một loại thuốc “hiệu nghiệm” có sẵn có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh Alzheimer nhưng chỉ khi người bệnh phải duy trì dùng thuốc lâu dài trước khi các triệu chứng bệnh xuất hiện.
Một loại thuốc hiện có có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh Alzheimer, các nhà nghiên cứu cho biết.
Bệnh Alzheimer là dạng phổ biến nhất của bệnh mất trí nhớ; theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), ước tính có khoảng 5,7 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ sống với tình trạng này.
Một điều không may mắn đó là, không có liệu pháp điều trị khỏi bệnh Alzheimer, và sau khi bệnh khởi phát, các triệu chứng của bệnh có xu hướng xấu dần. Do đó, nhiều người đặt ra câu hỏi rằng: “Liệu các chuyên gia có thể phòng ngừa bệnh này ở những người được xem là có nguy cơ cao không?”
Mới đây, nhóm tác giả một nghiên cứu mới thuộc Trường Đại học Virginia, Charlottesville cho rằng, một loại thuốc có tên là memantine - hiện đang được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng của bệnh Alzheimer - thực sự có thể giúp ngăn ngừa căn bệnh này. Tuy nhiên, thuốc chỉ hiệu nghiệm nếu bệnh nhân dùng thuốc trước khi triệu chứng bệnh xuất hiện.
Theo giáo sư George Bloom, Trường Đại học Virginia, giám sát nghiên cứu, cho biết: “Căn cứ vào các nghiên cứu cho đến nay, sẽ hoàn toàn không có khả năng chữa được căn bệnh Alzheimer khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bệnh. Hy vọng lớn nhất có thể chữa được căn bệnh này là đầu tiên phải nhận diện được những bệnh nhân có nguy cơ, tiến hành điều trị dự phòng bằng loại thuốc hiệu nghiệm mới cho bệnh nhân, tiếp đến là thay đổi điều chỉnh lối sống bệnh nhân để làm giảm tốc độ tiến triển giai đoạn tiềm ẩn của bệnh. Từ đó chúng ta có thể ngăn chặn bệnh ngay từ khi nó bắt đầu hình thành”.
Những phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Alzheimer's & Dementia mới đây.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng bệnh Alzheimer bắt đầu từ rất lâu trước khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện, thậm chí là một thập kỷ hoặc lâu hơn. Một trong những đặc điểm của tình trạng này là: các tế bào não cố gắng phân chia để cân bằng lại cái chết của các tế bào thần kinh khác dù sau đó các tế bào này cũng bị chết đi. Việc phân chia thêm các tế bào não này hoàn toàn không bình thường và không xảy ra trong một bộ não khỏe mạnh.
Giáo sư Bloom ước tính, 90% các tế bào thần kinh bị chết xảy ra trong não của bệnh nhân mắc Alzheimer. Bệnh nhân sẽ mất khoảng 30% các tế bào thần kinh ở các thùy trán của não.
Phát hiện của nhóm nghiên cứu hứa hẹn rất lớn trong việc phòng ngừa bệnh Alzheimer. Memantine có ít tác dụng phụ được biết đến, và các tác dụng phụ xảy ra rất hiếm và không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.
Giáo sư Bloom tin rằng, trong tương lai, đây sẽ một phương pháp phòng ngừa hữu ích, có thể dùng để sàng lọc sớm cho những người có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Hiện tại, Giáo sư Bloom và các đồng nghiệp đang lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra chiến lược phòng ngừa bệnh Alzheimer mà họ đã phác thảo trong nghiên cứu.
Nguồn: P.T.T (NASATI)/www.vista.gov.vn
Cập nhật: 08/8/2018
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)