Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 16041 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Người dân tự quyết việc đầu tư công trình quy mô nhỏ (22/12/2014)
Nhiều xã của tỉnh Hòa Bình có Quỹ phát triển do chính người dân quyết định sẽ tiêu vào việc gì, tiêu như thế nào thông qua việc lập kế hoạch đầu tư các công trình quy mô nhỏ.
Con mương thủy lợi ở xóm Đồng Bài giúp người dân làm thêm được vụ đông
Những ngày cuối năm 2014, ông Nguyễn Văn Tỵ - Trưởng xóm Đồng Bài (xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn) bận rộn hơn bởi phải trực tiếp giám sát việc làm con đường bê tông nối từ xóm Đồng Bài ra xóm Cuốc - là điểm trung tâm của xã Phú Minh. Con đường này dài khoảng 1km, trước đây nó là đường đất, rất lầy lội khó đi lại nên trẻ em trong xóm đi học phải đi vòng khoảng 5km, người lớn ra trung tâm xã cũng rất vất vả.
Người dân xóm Đồng Bài đề xuất lên UBND xã về việc hỗ trợ xây dựng con đường này từ nguồn Quỹ Phát triển xã, Chủ tịch UBND xã tổ chức một cuộc họp các trưởng thôn, xóm trong toàn xã và nhất trí dành nguồn quỹ cho Đồng Bài làm đường.
Tại các buổi họp xóm, người dân thảo luận về kế hoạch này rất sôi nổi. Khi tất cả đồng thuận, bà con chia nhau ra làm 3 tổ, mỗi tổ làm trong 3 ngày để tổ chức đổ bê tông làm đường. Anh Hoài cho biết: “Mỗi tổ trưởng có một bản dự toán và bản vẽ kỹ thuật của con đường. Làm tới đâu, chúng tôi tới nhà văn hóa thôn lấy vật liệu tới đó. Là người làm trực tiếp nên chúng tôi giám sát nguyên vật liệu đầy đủ”.
Trước đó, xóm Đồng Bài cũng được hỗ trợ khoản vốn 200 triệu đồng, người dân chọn làm công trình mương thủy lợi để có thể làm được thêm vụ đông. Hiện trên cánh đồng của xóm đã bắt đầu xuất hiện các ruộng dưa chuột, khoai lang và người dân dự kiến sẽ trồng thêm các loại rau ngắn ngày để tăng thu nhập.
Mô hình trên giúp người dân có thể tham gia vào quá trình quản lý ở cấp xã thông qua việc phân cấp đầu tư, đồng thời cũng giúp cấp thôn, xã xây dựng các kế hoạch vi mô cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Mô hình này khá giống với cách làm của Chương trình xây dựng nông thôn mới, sự khác biệt của nó là người dân tham gia ngay từ khâu lập kế hoạch kinh tế xã hội của xã và tự quyết việc xây dựng các công trình quy mô nhỏ, phi tiêu chuẩn như bai đập nhỏ, kênh mương nội đồng... – những công trình quy mô rất nhỏ mà cấp tỉnh, huyện không “với” tới và cũng không bảo trì, bảo dưỡng được. Vì các công trình có sự tham gia của người dân nên họ đều đóng góp thêm về công sức, nguyên vật liệu và hiến đất... Nhờ thế mà giá thành công trình giảm đáng kể. Như nhà văn hóa thôn Bảm (xã Tây Phong, huyện Cao Phong) rất khang trang, bề thế nhưng tổng giá trị xây dựng chỉ khoảng 200 triệu đồng.
Nguồn: Nông thôn ngày nay
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)