Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 9027 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Nhật Bản phát hiện chất có thể sử dụng để bào chế thuốc chữa COVID-19 (27/04/2020)
Theo nhóm nghiên cứu, các mô hình máy tính cho thấy Nelfinavir có thể ngăn chặn các enzyme giúp SARS-CoV-2 nhân bản, trong khi Cepharanthine giúp ngăn chặn virus nguy hiểm này xâm nhập vào tế bào.
Các quốc gia trên thế giới đang chạy đua với việc chế tạo vắc - xin phòng Covid-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, một nhóm nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học Nhật Bản đứng đầu vừa phát hiện ra hai chất có thể sử dụng để bào chế thuốc chữa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Trong công trình nghiên cứu chung có sự tham gia của 25 viện nghiên cứu trong và ngoài Nhật Bản do Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIID) của Nhật Bản và Đại học Khoa học Tokyo đồng chủ trì, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực tìm kiếm các chất có khả năng ngăn chặn virus SARS-CoV-2 nhân bản trong khoảng 300 loại thuốc đã được cấp phép ở Nhật Bản, châu Âu và Mỹ.
Họ đã tìm ra Nelfinavir, vốn được sử dụng để điều trị các triệu chứng do AIDS, và Cepharanthine, vốn được sử dụng để chữa trị cho các bệnh liên quan tới việc suy giảm của bạch cầu (tế bào máu trắng).
Theo nhóm nghiên cứu, các mô hình máy tính cho thấy Nelfinavir có thể ngăn chặn các enzyme giúp SARS-CoV-2 nhân bản, trong khi Cepharanthine giúp ngăn chặn virus nguy hiểm này xâm nhập vào tế bào.
Các phân tích trên máy tính cũng cho thấy nếu bệnh nhân COVID-19 sử dụng hai chất trên cùng một lúc trong vòng 12 giờ sau khi họ có các triệu chứng nhiễm virus, họ có thể loại bỏ virus SARS-CoV-2 trong khoảng 10 ngày, sớm hơn 5 ngày so với khi không sử dụng các chất này.
Đài truyền hình NHK dẫn lời ông Watashi Koichi, một nhà nghiên cứu cao cấp thuộc NIID, cho biết hai chất trên đã chứng minh hiệu quả cao trong các thí nghiệm.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất sử dụng các chất này để bào chế thuốc chữa bệnh. Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch nghiên cứu lâm sàng để kiểm tra độ an toàn và hiệu quả của các chất trên./.
Nguồn: Đào Thanh Tùng (TTXVN/Vietnam+)
Cập nhật: 22/4/2020
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)