Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 17299
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Những hiểu biết mới về cách thức tế bào T chống lại nhiễm virus, ung thư (02/01/2020)

Hệ thống miễn dịch tạo ra các phản ứng mạnh mẽ chống lại các bệnh nhiễm trùng, vắc-xin và ung thư, nhưng cho đến bây giờ các nhà khoa học mới bắt đầu làm sáng tỏ cách thức các quần thể tế bào T “không lưu hành” cư trú trong "các mô hàng rào niêm mạc" của cơ thể để ngăn chặn các mối nguy hiểm xâm nhập. Các kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine.

Quét vi điện tử của tế bào lympho T ở người (còn gọi là tế bào T) từ hệ thống miễn dịch của một người hiến tặng khỏe mạnh. Ảnh: NIAID

Mặc dù nghiên cứu về các tế bào T “không lưu hành” trong các mô niêm mạc dường như là một lĩnh vực nghiên cứu phức tạp nhưng đây là nghiên cứu quan trọng của phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Martin Prlic tại Trung tâm Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle. Tại đây, Prlic và nhóm của ông đặc biệt quan tâm đến cách các tế bào T hoạt động trong môi trường viêm. Hóa ra, cơ thể có những đội quân tế bào T giám sát các “vị trí” trong các mô niêm mạc - và chúng không bị phân tách khỏi các khoang niêm mạc cục bộ này. Những mô niêm mạc này được tìm thấy ở các vùng vi khuẩn gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể như miệng, hậu môn và âm đạo, cũng như các khu vực quan trọng khác có khả năng nhiễm bệnh và dễ bị viêm.

Các nhà khoa học Hutchinson đã tập trung vào một thụ thể có tên CCR5+ và chứng minh rằng ngay cả khi các thành phần tế bào T bị ức chế, tế bào T trong khoang niêm mạc của nó vẫn có đầy đủ chức năng chống nhiễm trùng và ngăn chặn ung thư. Nhóm Hutchinson giải thích rằng, một nhóm các tế bào T là các “cư dân” trong các mô niêm mạc. Các tế bào T này đã duy trì khả năng miễn dịch trong hàng rào niêm mạc của cơ thể trong quá trình điều trị bằng thuốc ức chế CCR5+, một nhóm thuốc hạn chế viêm.

Các thí nghiệm của nhóm nghiên cứu đã giúp hiểu rõ cách các chất ức chế CCR5+ có thể can thiệp vào các bệnh - viêm đơn thuần - mà không ảnh hưởng đến miễn dịch hàng rào. Hàng rào niêm mạc là tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại các mối đe dọa.

Các tế bào T cũng được tìm thấy trong niêm mạc ống cổ tử cung, một ‘cổng’ xâm nhập tiềm năng của mầm bệnh virus, đặc biệt là virus HIV và herpes simplex. Các tế bào T cư trú trong các mô niêm mạc rào cản rất quan trọng vì chúng không lưu thông và tạo ra sự bảo vệ cục bộ chống lại virus”, Prlic và đồng nghiệp nói.

CCR5 +, viết tắt của thụ thể chemokine 5, đóng vai trò trong đáp ứng viêm nhưng chức năng chưa rõ ràng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thuốc ức chế CCR5 +, như Maraviroc điều trị HIV, có thể dùng để điều trị một loạt các tình trạng y tế khác. Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành nhằm xem xét tiềm năng của Maraviroc và các liệu pháp tương tự chống lại một loạt các rối loạn y tế.

Kết quả của các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 cho thấy đầy hứa hẹn và chỉ ra rằng điều trị đối kháng CCR5 + là một biện pháp can thiệp trị liệu hiệu quả”.

Các nhà khoa học phát hiện rằng, mặc dù chất ức chế CCR5 + “khóa” một thụ thể có vai trò quan trọng đối với sự di chuyển của tế bào miễn dịch nhưng những thuốc này gần như không có ảnh hưởng xấu lên khả năng miễn dịch ở các hàng rào của bệnh nhân như lớp niêm mạc miệng, hàng rào mô bất kỳ trong cơ thể. Để xác định nguyên nhân tại sao lại như vậy, nhóm nghiên cứu đã xem xét quần thể tế bào T cư trú ở các mô trong máu và mô niêm mạc miệng của các đối tượng khỏe mạnh. Họ quan sát thấy rằng 65% các tế bào T biểu hiện CCR5 + và tích lũy ở bên trong hoặc gần lớp lót bên trong của hàng rào niêm mạc. Số lượng tế bào rất ổn định ngay cả khi trong niêm mạc bị viêm.

Prlic và nhóm của ông cũng đã kiểm tra sinh thiết trực tràng của 10 đối tượng khỏe mạnh được điều trị bằng Maraviroc và thấy rằng việc điều trị không làm gián đoạn quần thể tế bào T cư trú ở mô biểu hiện CCR5 trong mô niêm mạc. Những bệnh nhân thiếu tế bào T cư trú mô có thể dễ bị suy giảm miễn dịch hàng rào trong quá trình điều trị bằng thuốc ức chế CCR5, các tác giả cho biết thêm.

Nhóm nghiên cứu kết luận rằng: “Các khoang tế bào CCR5 T cư trú trong mô niêm mạc người luôn duy trì các đặc tính bảo vệ và chức năng của nó trong quá trình viêm”.

Nguồn: P.T.T (NASATI)/www.vista.gov.vn

Cập nhật: 02/01/2020