Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 959 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Nói không với pháo nổ (17/02/2014)
Vừa qua, trên cả nước, xảy ra một số vụ tai nạn liên quan đến pháo nổ. Ngày 6/1/2014, pháo bông que hay còn gọi là pháo hoa que bất ngờ phát nổ, khiến một thanh niên tại thôn Đại Công, xã Tiên Cường, huyện Tiên Lãng bị dập nát bàn tay trái và thương tích vùng mặt. Trước đó, anh Ba đem vài quả pháo hoa que ra cuộn chặt lại với nhau, đem đốt thì bất ngờ pháo phát nổ. Các cơ quan chức năng khuyến cáo, mọi người nên cẩn trọng với pháo bông que, đặc biệt Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đang đến cận kề, phòng trách các tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Ngày 11/1 vừa qua, một vụ nổ nghiêm trọng cũng liên quan đến pháo đã xảy ra tại khu nhà trọ sinh viên tại phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh khiến 4 sinh viên tử vong, một sinh viên bị thương. Nguyên nhân vụ việc được xác định là do những sinh viên này tiến hành chế tạo pháo nổ ngay tại phòng trọ của mình. Vụ việc rung lên hồi chuông đáng báo động về nhận thức của một số không ít người chưa thấy rõ được những nguy hiểm mà pháo nổ gây ra…
Sức công phá của pháo nổ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, độ ẩm của vỏ pháo, pháo có được bịt kín hay không… Tuy sức công phá không thể so với thuốc nổ TNT hay các sản phẩm công nghiệp khác song pháo nổ cực kỳ nguy hiểm nếu phát nổ ở gần con người hay các loại động vật.
Theo Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về việc vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm, tùy theo mức độ, người sử dụng, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, không giao nộp các loại vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo cấm... sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng tới 10.000.000 đồng cùng hình phạt bổ sung theo mức độ nghiêm trọng. |
Theo tính toán của các chuyên gia, một quả pháo M-80 dài 3,8cm, đường kính bên trong 1,4cm, chứa 2 - 3 gram thuốc nổ đen cũng có thể gây đứt ngón tay, mù, điếc và bỏng nặng nếu bị pháo nổ trực tiếp trên người. Bằng chứng thực tế là rất nhiều người đã trở thành nạn nhân của việc sử dụng pháo nổ không an toàn. Thậm chí, pháo còn rất dễ bắt nổ trong quá trình vận chuyển nên không ít tai nạn thương tâm đã xảy ra khi những thùng pháo phát nổ như bom khi đang được đưa đi tiêu thụ.
Không chỉ có một sức công phá đáng kể mà ít người biết tới những tác hại khôn lường đằng sau những khói pháo thoát ra sau vụ nổ. Pháo nổ kéo theo việc giải phóng vào không khí các chất khí như lưu huỳnh đioxit, nitơ đioxit, cacbon monoxit, các loại bụi oxit kim loại của nhôm, stronti, bari, magie… Đó đều là các chất khí độc, không tốt cho sức khỏe và nhất là hệ hô hấp của con người.
Bởi vậy, nói không với pháo nổ là cách tốt nhất để tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
PV (tổng hợp)
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)