Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 27930 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Nước cam có thể chống ung thư (20/09/2013)
Các nhà khoa học mới đây đã công bố kết quả nghiên cứu tác dụng chống ung thư của nước cam. Nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em, chống lại ung thư vú và ung thư ruột kết ở người trưởng thành.
Nước cam có nhiều tác dụng tích cực đến ung thư. Nó chứa các chất thuộc nhóm flavonoid như hesperitin và naringinin. Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng nước cam làm giảm bệnh bạch cầu ở trẻ em, cũng như chống lại bệnh ung thư vú, ung thư gan và ruột kết.
Nước cam có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em, chống lại ung thư vú, gan và ung thư ruột kết. Ảnh: insideintercom.io
Tác dụng sinh học của nước cam trong nghiên cứu ở phòng thí nghiệm chủ yếu bị ảnh hưởng bởi thành phần, trong khi thành phần lại phụ thuộc vào điều kiện như khí hậu, đất, phương pháp thu hoạch, lưu trữ trái cây…
Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều thì nước cam sẽ thể hiện độc tính, đặc biệt với trẻ em. Nó có thể làm tăng huyết áp, gây tổn thương thận và bệnh tiểu đường, làm tăng nồng độ kali trong máu và có thể gây ra dị ứng thực phẩm và làm bùng phát vi khuẩn nếu nước cam chưa được tiệt trùng.
“Sử dụng quá nhiều một loại thực phẩm, ngay cả khi nó là thực phẩm an toàn cũng có thể gây mất cân bằng trạng thái oxy hóa”, các nhà nghiên cứu cảnh báo.
Hiện các nhà nghiên cứu đang tiếp tục nghiên cứu sâu hơn mối liên kết sinh học giữa nước cam và khả năng chống ung thư. Họ đang tìm hiểu chi tiết về loại giống cây trồng cũng liều lượng nước cam phù hợp cho người sử dụng.
Nhiều nghiên cứu khác đã chứng tỏ hiệu quả phòng chống ung thư của nước cam, nó chứa các chất chống oxy hóa như antimutagenic, antingenotoxic, cytoprotective và nội tiết tố. Nước cam cũng có tác dụng kháng khuẩn, kháng virut và điều chỉnh sự hấp thụ xenobiotics – là những chất lạ không cần thiết cho cơ thể.
Nguồn: Vietnamnet, Sciencedaily
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)