Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 17633 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Odoreader: Thiết bị điện tử giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt từ nước tiểu (25/02/2016)
Trước đây, trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, PSA vẫn được đánh giá là xét nghiệm tốt nhất hiện nay. PSA là xét nghiệm đo mức kháng nguyên đặc hiệu với tuyến tiền liệt trong máu, giúp chẩn đoán bệnh về tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng phương pháp này thì đôi khi không phát hiện được dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt, trừ khi mức PSA rất cao. Vì vậy, cùng với xét nghiệm PSA, để xác định một bệnh nhân có bị ung thư tuyến tiền liệt hay không cần kèm theo sinh thiết mô (lấy một mẫu nhỏ mô).
Để khắc phục tình trạng trên, cũng với mục tiêu phát triển một giải pháp khả thi hơn trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ trường đại học Liverpool và đại học West, Anh đã hợp tác phát triển thiết bị điện tử có tên gọi Odoreader vốn có khả năng phân tích và phát hiện ra các mùi khác nhau trong mẫu nước tiểu của bệnh nhân, từ đó, xác định bệnh nhân có bị ung thư bàng quang hay không.
Các nhà nghiên cứu khẳng định thiết bị có độ chính xác cao với tỉ lệ thành công là 100%, giúp cải thiện đáng kể trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt và được coi là phương pháp kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt an toàn và không xâm lấn so với các phương pháp đang được áp dụng hiện nay.
Thiết kế của Odoreader được miêu tả "giống như một mũi điện tử", sử dụng một bộ cảm biến để phản ứng với các hợp chất hữu cơ bay hơi phát ra từ nước tiểu khi được đun nóng kết hợp với các thuật toán được phát triển đặc biệt, giúp phát hiện bệnh ung thư chỉ từ một mẫu nước tiểu duy nhất.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm mũi điện tử để xem xét các mẫu nước tiểu của 155 bệnh nhân nam tham gia thử nghiệm. Kết quả là 58 người trong số đó được xác định bị ung thư tuyến tiền liệt, 24 bệnh nhân ung thư bàng quang và 73 người tham gia có các triệu chứng về đường tiết niệu (cụ thể là đi tiểu ra máu) nhưng không bị ung thư. Thiết bị cho thấy khả năng phân biệt được các mẫu nước tiểu với độ chính xác lên tới 90% đối với nhóm bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt và 95% đối với nhóm bệnh nhân ung thư bàng quang. Những thông số này được đánh giá là cao hơn so với việc sử dụng các phương pháp kỹ thuật chẩn đoán phổ biến khác như xét nghiệm PSA với độ chính xác chỉ đạt ở mức từ 65% đến 75%.
Trước Odoreader, vào năm 2014, một thiết bị tương tự đã được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại khoa phẫu thuật mạch máu thuộc bệnh viện đại học Tampere tại Phần Lan. Thiết bị có tên gọi ChemPro 100, sử dụng một cụm cảm biến để tạo ra một "dấu vết mùi" và có khả năng phân tích mùi dựa trên mẫu nước tiểu. Tuy nhiên, việc sử dụng thiết bị này chưa mang lại kết quả khả quan khi tỉ lệ chẩn đoán chính xác chỉ đạt từ 67 đến 78% trong số các trường hợp.
Nhóm nghiên cứu cho biết họ đang tìm kiếm nguồn tài trợ cho một thử nghiệm lâm sàng được thực hiên trên quy mô lớn. Kết quả công trình nghiên cứu được công bố trực tuyến trên Tạp chí Breath Research.
Nguồn: vista.gov.vn (Theo Gizmag, 11/2/2016)
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)