Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 27929 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Ống tiêm thông minh tự đổi màu sau khi sử dụng (12/09/2013)
Với những bệnh lây truyền qua đường máu như HIV hay viêm gan thì sẽ rất nguy hiểm nếu sử dụng nhầm ống tiêm đã qua sử dụng của người bệnh. Để ngăn chặn tình trạng này, David Swann thuộc Đại học Huddersfield (Anh) đã thiết kế một loại ống tiêm có thể đổi màu sau khi sử dụng.
Ảnh: whatsthefuzz.com
Ống tiêm ABC được ngâm trong một loại mực nhạy với khí carbon dioxide (CO2) trước khi được đóng gói kín mít, giúp nó duy trì trạng thái trong suốt. Khi mở bao để sử dụng, ống tiêm tiếp xúc với không khí bắt đầu chuyển sang màu đỏ sẫm, nhờ đó cảnh báo các bác sĩ ống tiêm này có thể đã được dùng qua.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 1,3 triệu người trên thế giới tử vong vì tiêm chích không an toàn, trong đó hơn 30% là các trường hợp viêm gan A, B và 5 % trường hợp nhiễm HIV. Đặc biệt tại Ấn Độ, tình trạng này rất phổ biến khi những người nhặt rác thường tìm kiếm ống tiêm cũ, sau đó rửa sạch và bán lại cho các phòng khám. Ông Swann ước tính nếu ống tiêm ABC được dùng cho 5% mũi tiêm ở Ấn Độ thì sau 5 năm, nó sẽ ngăn chặn hơn 700.000 lượt tiêm thuốc không an toàn và tiết kiệm 130 triệu USD chi phí y tế.
Theo Swann, ống tiêm ABC với giá dự kiến nhỉnh hơn loại bình thường chút ít, sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình tiêm chích nếu được đưa vào ứng dụng thực tiễn. “Ưu điểm lớn nhất của sáng kiến này là không chỉ nhân viên y tế mà bệnh nhân cũng có thể tự đánh giá về tình trạng an toàn của thiết bị” – Swann khẳng định.
Nguồn: Báo Cần Thơ/CNN
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)