Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 21825 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Oxytocin có thể chữa lành và phục hồi tim (14/10/2022)
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra “hormone âu yếm” – oxytocin không chỉ củng cố liên kết tình cảm mà còn có tác dụng chữa lành tim mạch. Theo đó, sự gia tăng giải phóng oxytocin khiến một số tế bào trong thành tim chuyển đổi trở lại thành tế bào gốc. Các tế bào tiền thân chưa trưởng thành này sau đó có thể hình thành các tế bào cơ tim mới và do đó giúp sửa chữa các phần bị tổn thương của tim – điều này có thể cung cấp các cách tiếp cận mới để tái tạo sau cơn đau tim.
Không giống như các cơ khác, khả năng tự phục hồi cơ tim của con người rất hạn chế. Nếu nó bị tổn thương do đau tim hoặc chấn thương thi rất khó để chữa lành. Một trong những lý do là hầu như không có bất kỳ tế bào gốc nào trong tim mà từ đó các tế bào cơ tim mới có thể hình thành. Tuy nhiên, có những dấu hiệu ban đầu cho thấy các tế bào từ thành tim, tâm tim có thể biến thành tế bào gốc trong những điều kiện nhất định – và sau đó hình thành các tế bào cơ tim mới.
Tác động không ngờ của “hormon âu yếm”
Aaron Wasserman và các đồng nghiệp của ông tại Đại học Bang Michigan mới đây đã phát hiện yếu tố quyết định cho sự tái sinh này: hormon oxytocin. Động lực cho nghiên cứu của họ xuất phát từ quan sát trên cá ngựa vằn: không giống như con người, chúng không có vấn đề gì đối với việc tái tạo tim. Nếu tim của chúng bị tổn thương, cơ tim và các mạch máu của nó sẽ nhanh chóng phát triển trở lại. Nó thực hiện điều này bằng cách chuyển đổi hàng loạt các tế bào từ thành tim thành các tế bào tiền thân có nguồn gốc từ thượng tâm mạc (EpiPC).
Khi các nhà nghiên cứu tìm kiếm động lực cho sự biến đổi này, họ đã phát hiện một điều đáng ngạc nhiên trong não của cá ngựa vằn: Một lượng lớn “hormon âu yếm” oxytocin được giải phóng ở đó để ứng phó với vết thương ở tim. Kết quả là, RNA thông tin để sản xuất hormone này đã tăng gấp 20 lần trong não cá ngựa vằn trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, hormon này không ở trong não: nó di chuyển theo máu đến tim, nơi nó kích hoạt một dòng thác phân tử bắt đầu chuyển đổi các tế bào thượng tâm mạc thành các tế bào gốc.
Điều này cũng diễn ra trên tế bào nuôi cấy của người. Từ đó phát sinh câu hỏi,
liệu cơ chế này có thể hoạt động ở con người hay không. Mặc dù một cơn đau tim hoặc chấn thương tim không gây ra sự gia tăng oxytocin trong chúng ta, nhưng có thể hình dung được rằng các phản ứng phân tử đối với hormon âu yếm vẫn tồn tại trong chúng ta. Để kiểm tra điều này, Wassermann và nhóm nghiên cứu của ông đã nuôi cấy tế bào thành tim của con người và cho chúng tiếp xúc với oxytocin để so sánh với 14 chất dẫn truyền thần kinh khác nhau.
Kết quả đáng ngạc nhiên: các tế bào tim của con người cũng phản ứng với hormon âu yếm. Trong khi các chất truyền tin khác có rất ít tác dụng, dưới ảnh hưởng của oxytocin, chúng ngày càng biến đổi thành các tế bào tiền thân có nguồn gốc từ màng tim. Các phân tích chi tiết hơn cho thấy rằng các tế bào này có các thụ thể oxytocin riêng cho việc này, nơi mà hormone âu yếm xuất hiện từ đó bắt đầu quá trình chuyển đổi.
Hy vọng về một tiềm năng cho y học
Tác giả bài báo khoa học Aitor Aguirre cho biết: “Xuất phát từ điều này, chúng tôi đã thấy oxytocin có thể kích hoạt cơ chế sửa chữa tim ở cá ngựa vằn và trong nuôi cấy tế bào người. “Rõ ràng, phản ứng này đối với sự kích thích oxytocin cũng đã được bảo tồn ở một mức độ nhất định trong các tế bào tim của con người.”
Aguirre giải thích: “Từ lâu Oxytocin đã được sử dụng trong y học vì những lý do khác. “Do đó, không có gì là không tưởng khi sử dụng nó cho những bệnh nhân bị đau tim. Ngay cả khi điều này chỉ dẫn đến sự tái sinh một phần của tim, lợi ích cho bệnh nhân cũng sẽ rất lớn”. Tuy nhiên, cho đến lúc đó, cơ chế sinh hóa và liệu pháp khả thi phải được nghiên cứu chi tiết hơn ở động vật có vú.
Xuân Hoài tổng hợp
Ngày cập nhật: 12/10/2022
https://tiasang.com.vn/doi-moi-sang-tao/oxytocin-co-the-chua-lanh-va-phuc-hoi-tim/
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)