Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 29614 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Phát huy vai trò của phụ nữ nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (24/09/2015)
Phụ nữ nông thôn Việt Nam là một chủ thể quan trọng mang lại thu nhập chính cho gia đình. Họ không chỉ là người lao động chính mà còn là người góp phần sản xuất ra phần lớn nông phẩm. Chính phụ nữ là lực lượng đông đảo góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn và xây dựng đời sống mới thông qua việc triển khai thực hiện các phong trào: Phụ nữ sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói giảm nghèo lồng ghép chặt chẽ trong việc thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình văn hóa” chống bạo lực gia đình, chống buôn bán phụ nữ trẻ em.
Bên cạnh đó, phụ nữ còn tham gia hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao vào những dịp lễ tết, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho phụ nữ nông thôn. Phụ nữ là người góp phần tích cực trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước như: “Gia đình không sinh con thứ 3”, “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, “Gia đình không có người thân phạm tội và mắc tệ nạn xã hội”…
Vì thế, các cấp chính quyền, đặc biệt là các hội phụ nữ ở các địa phương cần có những định hướng và biện pháp tích cực để phát huy vai trò của phụ nữ nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Những giải pháp mà các hội phụ nữ cần thực hiện gồm:
Trước hết, cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho chị em về mục đích, ý nghĩa của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong tuyên truyền, các chi hội lồng ghép việc phổ biến, giáo dục pháp luật, giúp hội viên nâng cao nhận thức, đoàn kết, tích cực tham gia bằng nhiều việc làm thiết thực. Để thực hiện hiệu quả chương trình này, Hội Phụ nữ các cấp cần xây dựng chương trình cụ thể, lựa chọn mô hình điểm về xây dựng nông thôn mới tại thôn, bản của mình. Trong điều kiện có thể, nên tổ chức đoàn cán bộ đi tham quan một số mô hình điểm ở trong tỉnh hoặc các tỉnh bạn; hướng dẫn hội viên phụ nữ cách xây dựng một số mô hình chăn nuôi, trồng trọt; tổ chức các hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng như thi tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới; tìm hiểu pháp luật, “làng vui chơi, làng ca hát”… để tuyên truyền đến tận từng người dân. Ngoài ra, cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm phổ biến sâu rộng các tiêu chí của nông thôn mới để mọi người nhận thức và tự giác thực hiện. Trong quá trình thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cần khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của phụ nữ nông thôn đối với sự ổn định của xã hội và hạnh phúc gia đình.
Thứ hai, có chính sách nâng cao trình độ dân trí nói chung, trình độ văn hóa và hiểu biết xã hội của phụ nữ nông thôn nói riêng để họ có cơ hội và điều kiện thực hiện tốt chức năng của mình đồng thời tích cực chủ động tham gia vào xây dựng nông thôn mới.
Thứ ba, các cấp hội cần tích cực vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ gương mẫu tham gia góp công, góp của để xây dựng, tu sửa, nâng cấp hệ thống đường giao thông thôn xóm, các công trình nhà văn hoá, trường học, trạm y tế, bảo vệ môi trường, thực hiện các tiêu chí về nhà ở, khu dân cư, ủng hộ, giúp đỡ cho phụ nữ nghèo…
Bốn là, các cấp hội cùng với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn hướng dẫn kiến thức và kỹ năng nuôi dạy con em; góp phần hạn chế tỷ lệ suy dinh dưỡng, tạo điều kiện để trẻ em phát triển toàn diện. Hướng dẫn chị em quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội, mắc các tệ nạn xã hội, phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS, bạo lực gia đình…gắn với giáo dục truyền thống, đạo đức lối sống. Bên cạnh đó, cần phổ biến kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm... cho chị em.
Để góp phần thực hiện tốt các giải pháp trên, cần có những chính sách tích cực nhằm tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ nông thôn phát huy vai trò trong việc xây dựng nông thôn mới; để phụ nữ nông thôn phát huy tiềm năng sáng tạo to lớn của mình ngày càng trở thành chủ nhân đích thực của xã hội cần phát huy chính tài năng, lòng nhiệt tình và sức sáng tạo của phụ nữ. Khi phụ nữ đã làm tốt vai trò của mình sẽ có sức lan tỏa và lôi cuốn được những lực lượng và nguồn lực khác trong xã hội tạo ra sức mạnh tổng hợp để hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Nguồn: P.V
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)