Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 19829
Tổng truy cập : 57,998

Thông tin kết quả nhiệm vụ KH&CN

Phát triển nền tảng trực tuyến tăng cường hiệu quả hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua kết nối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tổ chức cung cấp dịch vụ, sàn giao dịch công nghệ (07/07/2025)

Nền tảng trực tuyến là chủ thể cung cấp các module danh mục, các dịch vụ tư vấn, quảng bá giới thiệu sản phẩm, kết nối cung cầu cho doanh nghiệp/nhóm và cá nhân khởi nghiệp ĐMST, giúp mở rộng và phát triển thành một mạng lưới cho phép các chủ thể có nhu cầu có thể tìm hiểu trực tuyến và nhận những tư vấn hỗ trợ kịp thời mà không phải đến trực tiếp như cách thức truyền thống qua đó có thể giải đáp thông tin một cách dễ dàng nhất và tiết kiệm thời gian nhất. Nền tảng này là hoạt động cụ thể hóa chính sách thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ và là hướng đi đúng trong đề án 844 của Chính phủ, nhằm tiến tới một cộng đồng số háo mà doanh nghiệp khởi nghiệp phải là những người đi tiên phong, phát huy đặc thù của cộng đồng khởi nghiệp ĐMST.

Việc thiết kế nền tảng trực tuyến này sẽ là nơi lan tỏa và kết nối kịp thời các hoạt động khởi nghiệp không chỉ  của địa phương mà còn của vùng, phục vụ hoạt động tư vấn, đánh giá, lựa  chọn, liên kết, hợp tác ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ, qua đó đẩy nhanh việc ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại vào thực tiến sản xuất – kinh doanh từ các doanh nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho tỉnh Thái Nguyên nói riêng và vùng Trung du miền núi phía Bắc nói chung. Với những tiền đề trên, cho thấy nền tảng trực tuyến là rất cần thiết cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và cả nước. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, chưa có dự án nào được triển khai dành riêng cho tỉnh Thái Nguyên tạo liên kết cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST. Với sự cân nhắc các yếu tố địa phương và vùng miền, một dự án tập trung vào việc phát triển một nền tảng trực tuyến cho cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp tỉnh Thái Nguyên và khu vực đều hết sức cần thiết để những thành quả của các hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp trong những năm qua của tỉnh Thái Nguyên và trong vùng được rõ nét và thiết thực hơn, đồng thời lan tỏa, hình thành được một hệ sinh thái năng động và nền tảng có thể phát triển nhiều hơn nữa các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các khu vực miền núi phía Bắc có thể tham gia. Để đạt điều này, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên triển khai đề tài “Phát triển nền tảng trực tuyến tăng cường hiệu quả hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua kết nối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tổ chức cung cấp dịch vụ, sàn giao dịch công nghệ” do ThS. Nguyễn Khánh Phượng làm chủ nhiệm.

Với mục tiêu phát triển thị trường cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực chuyển đổi số, năng lực đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hướng tới thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST trong lĩnh vực thương mại điện tử. Nhóm nghiên cứu đã tập trung triển khai vào những nội dung sau: Tiếp nhận vận hành triển khai sàn giao dịch công nghệ cho các startup; Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyển đổi số và cung cấp các gói tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp, cá nhân/nhóm khởi nghiệp ĐMST tham gia nhiệm vụ; Truyền thông, quảng bá, kết nối, nền tảng trực tuyến tới cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST.

(1). Tiếp nhận vận hành triển khai sàn giao dịch công nghệ cho các startup:

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng 01 nền tảng trực tuyến hỗ trợ doanh nghiệp, nhóm/cá nhân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa chỉ https://startup.tuaf.edu.vn/. Nền tảng bao gồm 10 mudul chính là: Giới thiệu, Tin tức – sự kiện, doanh nghiệp và các nhóm khởi nghiệp, Chuyên gia tư vấn, Các dịch vụ hỗ trợ, Cổng thông tin khởi nghiệp và sàn giao dịch KHCN, tào liệu khởi nghiệp, tư vấn trực tuyến). Nền tảng trực tuyến được vận hành hiệu quả, có sự tham gia của 20 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, được giới thiệu công khai tới cộng đồng.

(2). Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyển đổi số và cung cấp các gói tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp, cá nhân/nhóm khởi nghiệp ĐMST tham gia nhiệm vụ:

Nhóm nghiên cứu tiến hành tổ chức 01 Hội nghị kết nối khởi động dự án và phát động chương trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Hội nghị có sự tham gia của 02 chuyên gia kết nối trong nước, 02 gói truyền thông truyền hình, 03 bài báo về chương trình được đăng tải công khai trên website, fanpage của Nhà trường. Hội nghị được tổ chức trong 01 ngày với khoảng 100 người tham gia từ các đơn vị trong hệ sinh thái khởi nghiệp tại Thái Nguyên và khu vực, các doanh nghiệp/nhóm cá nhân khởi nghiệp.

Tổ chức Hội nghị kết nối “Phân tích, đánh giá nhu cầu khai thác sử dụng nền tảng trực tuyến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST”. Hội nghị có sự tham gia của 02 chuyên gia kết nối trong nước. Hội nghị diễn ra trong 1 ngày với khoảng 50 đại biểu tham dự chủ yếu các doanh nghiệp, cá nhân/khởi nghiệp tham gia dự án, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng các chuyên gia.

Tổ chức 04 khóa bồi dưỡng theo chuyên đề: Thương mại điện tử tiếp thị, quảng bá sản phẩm; Marketing trên không gian số; Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và tài sản trí tuệ; Thiết kế mẫu mã sản phẩm trên phần mềm Photoshop. Bồi dưỡng thêm các kiến thức liên quan cho các doanh nghiệp, nhóm/cá nhân khởi nghiệp. Thông qua cá khóa bồi dưỡng theo chuyên đề cũng góp phần phát triển, quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm cho doanh nghiệp trên nền tảng trực tuyến kết nối hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST. Lớp bồi dưỡng với quy mô 40 người x 4 buổi/ khóa đào tạo. Thành phần tham dự là đại diện các doanh nghiệp, cá nhân/ nhóm khởi nghiệp ĐMST và các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia nhiệm vụ.

 

Hội nghị kết nối “Phân tích, đánh giá nhu cầu khai thác sử dụng nền tảng trực tuyến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST”.

Triển khai 04 gói dịch vụ hỗ trợ (sở hữu trí tuệ, tài chính, quảng bá sản phẩm, tư vấn pháp lý) được triển khai cho 06 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST được lựa chọn. Thời gian tư vấn hỗ trợ 4 gói dịch vụ là 12 tháng. Có 11 doanh nghiệp, nhóm khởi nghiệp ĐMST tăng trưởng (doanh thu, người dùng…) ít nhất 50% so với thời điểm bắt đầu nhận hỗ trợ từ nhiệm vụ. Trong đó có 5 doanh nghiệp, nhóm khởi nghiệp ĐMST tăng trưởng trên 50% cả doanh thu và người dùng; 6 doanh nghiệp, nhóm khởi nghiệp tăng trưởng trên 50% người dùng.

(3). Truyền thông, quảng bá, kết nối, nền tảng trực tuyến tới cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST:

Nhóm nghiên cứu đã tổ chức 01 Hội nghị truyền thông, quảng bá, kết nối nền tảng trực tuyến tới cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST. Hội nghị tổ chức với 150 người x 2 buổi, cùng với 02 chuyên gia kết nối trong nước. Thành phần tham dự các doanh nghiệp, cá nhân/nhóm khởi nghiệp tham gia nhiệm vụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nhân, nhà đầu tư, chuyên gia khởi nghiệp, giảng viên, thanh niên, sinh viên trong khu vực miền núi phía Bắc. Sự kiện có 6 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST ký kết giao dịch thương mại, đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật với đối tác; 02 gói truyền thông quảng bá tới các bên có liên quan; 04 bài báo về chương trình sẽ được đăng tải công khai trên website, fanpage của nhà trường.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nhóm nghiên cứu còn gặp một số khó khăn khi triển khai nhiệm vụ đó là: Quá trình xây dựng nền tảng phải tự túc về nguồn nhân lực và tài chính nên gặp phải những khó khăn nhất định; Trong thời kỳ dịch Covid 19 bùng phát nên việc kết nối doanh nghiệp, thu thập đưa thông tin sản phẩm khởi nghiệp lên nền tảng trực tuyến cũng gặp khó khăn; Việc duy trì và phát triển nền tảng cần đòi hỏi một nguồn tài chính ổn định để hỗ trợ, quảng bá sản phẩm khởi nghiệp ra các sàn thương mại điện tử lớn; Việc hỗ trợ chuyên gia cho doanh nghiệp trong quán trình vận hành, quá trình triển khai nhiệm vụ còn hạn chế trong việc đánh giá được một cách toàn diện và sâu sắc nhu cầu của các doanh nghiệp…

Từ khó khăn còn vướng mắc, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một số đề xuất kiến nghị như sau: Nhà trường sẽ tiếp tục phát triển nền tảng trực tuyến hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST, bổ sung thêm các sản phẩm khởi nghiệp có hàm lượng khoa học cao, là hế mạnh của nhà trường và các đối tác với trường để hỗ trợ phát triển phong trao khởi nghiệp của sinh viên, đồng thời hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp của tỉnh Thái Nguyên và vùng núi phía Bắc; Nhà trường tăng cường kết nối doanh nghiệp, điều tra nhu cầu của doanh nghiệp khởi nghiệp trong khu vực trên cơ sở đó kết nối doanh nghiệp với các chuyên gia tư vấn phù hợp trong từng lĩnh vực một cách nhanh chóng và hiệu quả, việc kết nối dựa trên nền tảng công nghệ trực tuyến; Nhà trường sẽ kết nối, ký kết hợp tác với cá sản bán hàng lớn có uy tín để quản bá và bán sản phẩm khởi nghiệp trên nền tảng trực tuyến hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST tới các sàn thương mại điện tử lớn.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu dự án tại Trung tâm Thông tin và Truyền thông Hải Phòng./.