Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 69135 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Phát triển thành công chất "dán" vết thương do tai nạn (11/10/2017)
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Australia vừa phát triển thành công loại chất đặc biệt có thể được tiêm vào các vết thương để làm liền chúng lại chỉ trong vài giây.
Loại gel này được cho là sẽ phát huy tác dụng tốt trong các vụ tai nạn giao thông, đối với cả các vết thương ngoài da lẫn sâu bên trong.
Gel hoạt động tương tự như chất trám khe trong phòng tắm thường được sử dụng để lát gạch, nhưng được làm từ loại chất đàn hồi tự nhiên.
Loại gel này được cho là sẽ phát huy tác dụng tốt đối với cả các vết thương ngoài da lẫn sâu bên trong.
"Bạn chỉ cần tiêm gel vào vị trí vết thương, dùng ánh sáng chiếu qua và mọi thứ sẽ tự liền lại chỉ trong vài giây", giáo sư hóa sinh Anthony Weiss thuộc đại học Sydney cho biết.
Đại học này kết hợp với đại học Harvard và các trường ở Đông Bắc Hoa Kỳ để phát triển phiên bản mẫu của loại gel này, và hiện đang hy vọng có thể trực tiếp thử nghiệm trên người.
Giáo sư Weiss cho rằng loại gel này có tiềm năng ứng dụng rất cao, dù cho đó là vết thương ở phổi hay ở mạch máu.
Nhóm nghiên cứu cho biết phát minh mới giúp thay thế phương pháp khâu truyền thống và giúp điều trị các vết thương ở vị trí khó tiếp cận.
Tính chất đàn hồi tự nhiên của gel cho phép các vết thương vẫn liên tục co giãn, đặc biệt là vết thương ở tim, phổi và động mạch.
"Gel hoạt động ổn định trong suốt thời gian vết thương cần để lành lại, sau đó sẽ tự biến mất mà không để lại bất cứ chất độc hóa học nào. Loại gel này có tất cả các tính năng linh hoạt và hiệu quả mà các chất kết nối trong phẫu thuật cần có", giáo sư Ali Khademhosseini thuộc Trường Y khoa Harvard cho biết.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science Translational Medicine.
Nguồn: Khoahoc.tv
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)