Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 27361 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Phát triển vắc-xin cho bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (12/03/2021)
Bất cứ ai đã từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) đều biết rằng nó có thể gây đau đớn, khó chịu và dai dẳng. Nhiễm trùng đường tiểu có tỷ lệ tái phát cao và chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ - có tới 50% phụ nữ sẽ bị nhiễm trùng tiểu ít nhất một lần trong cuộc đời.
Nghiên cứu mới được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, các nhà nghiên cứu ở Đại học Duke - Hoa Kỳ mô tả chiến lược tiêm chủng mới mà họ cho rằng có thể lập trình lại cơ thể để chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Giáo sư Grace Kerby, khoa Miễn dịch và Di truyền Phân tử và Vi sinh tại Trường Y, Đại học Duke, cho biết: "Mặc dù một số vắc-xin chống lại UTI đã được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng, nhưng đến nay kết quả vẫn rất còn hạn chế". Hiện tại không có vắc-xin UTI hiệu quả để sử dụng ở Hoa Kỳ mặc dù tỷ lệ nhiễm trùng bàng quang rất cao. Nghiên cứu của chúng tôi mô tả tiềm năng của một loại vắc-xin bàng quang hiệu quả cao; không chỉ có thể loại bỏ vi khuẩn còn sót lại trong bàng quang mà còn ngăn ngừa nhiễm trùng về sau này.
Kết quả đã được thấy qua thử nghiệm trên mô hình chuột, liên quan đến việc lập trình lại phản ứng miễn dịch mà nhóm đã xác định vào năm 2020. Họ quan sát khi chuột bị nhiễm vi khuẩn E.coli, hệ miễn dịch sẽ đưa các tế bào sửa chữa để chữa lành những mô bị tổn thương, đồng thời phóng ra rất ít tế bào mạnh để chống lại. Điều này khiến vi khuẩn không bao giờ hết sạch, sống trong bàng quang để tấn công lại.
Tác giả nghiên cứu Tiến sĩ Jianxuan Wu, giải thích: "Chiến lược vắc-xin mới cố gắng 'hỗ trợ' bàng quang chống lại vi khuẩn tấn công hiệu quả hơn bằng cách tiêm vắc-xin trực tiếp vào bàng quang nơi chứa vi khuẩn còn sót lại, kháng nguyên vắc- xin hiệu quả cao, kết hợp với chất bổ trợ được biết đến để thúc đẩy việc tuyển dụng các tế bào làm sạch vi khuẩn, hoạt động tốt hơn so với tiêm bắp truyền thống”.
Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng những con chuột được miễn dịch bàng quang đã chống lại sự lây nhiễm vi khuẩn E.coli một cách hiệu quả và loại bỏ tất cả các vi khuẩn còn sót lại trong bàng quang, cho thấy vị trí tiêm có thể là một yếu tố quan trọng để xác định hiệu quả của vắc-xin.
Nguồn: Đ.T.V/vista.gov.vn
Ngày cập nhật: 10/03/2021
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)