Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 13542 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Phát triển vắc-xin cúm qua đường mũi giúp tăng cường phản ứng miễn dịch (17/05/2021)
Theo các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Y sinh tại Đại học Bang Georgia, một loại vắc-xin cúm được làm từ các hạt nano và sử dụng qua đường mũi giúp tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với sự lây nhiễm vi-rút cúm và mang lại khả năng bảo vệ rộng rãi chống lại các chủng vi-rút khác nhau.
Một số loại vắc-xin cúm theo mùa hiện nay gây ra miễn dịch đặc hiệu với chủng và ít hiệu quả hơn đối với những chủng không phù hợp. Vắc-xin cúm bảo vệ trên diện rộng là cần thiết khẩn cấp. Vắc-xin qua đường mũi là một chiến lược đầy hứa hẹn để chống lại bệnh đường hô hấp truyền nhiễm. Nó hiệu quả hơn vắc-xin tiêm vào cơ vì có thể tạo ra các phản ứng miễn dịch niêm mạc trong đường hô hấp, ngăn ngừa nhiễm trùng. Và có thể kích thích phản ứng miễn dịch toàn thân của cơ thể.
Các nhà khoa học có thể khắc phục những lo ngại về tính an toàn của vắc-xin và thời gian sản xuất vắc-xin cúm dựa trên vi-rút bằng cách chế tạo vắc-xin qua đường mũi với các protein hoặc peptit tái tổ hợp. Tuy nhiên, vắc-xin này tạo ra ít phản ứng miễn dịch, vì vậy cần phải có chất bổ trợ niêm mạc mạnh, và chất giúp tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với kháng nguyên (cấu trúc phân tử của mầm bệnh). Việc không có chất bổ trợ niêm mạc thích hợp hiện đang cản trở sự phát triển của loại vắc-xin như vậy.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phát triển vắc-xin cúm qua đường mũi bằng cách sử dụng hemagglutinin (HA) tái tổ hợp, một loại protein được tìm thấy trên bề mặt của vi-rút cúm, làm thành phần kháng nguyên của vắc-xin. HA là yếu tố không thể thiếu đối với khả năng gây nhiễm trùng của vi-rút cúm. Và tạo ra vật liệu nano hai chiều (hạt nano graphene oxit có chức năng polyethyleneimine) và nhận thấy rằng nó có tác dụng hỗ trợ tốt (tăng cường miễn dịch) đối với vắc-xin cúm được tiêm qua đường mũi. Các phát hiện được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Baozhong Wang, cho biết: “Các loại vắc xin cúm thông thường chủ yếu tạo ra phản ứng kháng thể. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây chứng minh rằng phản ứng của tế bào T thường trú trong bộ nhớ ở phổi là không thể thiếu để bảo vệ chéo tối ưu chống lại nhiễm cúm phổi. Sự tiến triển của phản ứng tế bào T thường trú ở phổi đòi hỏi phải tiêm phòng theo đường hô hấp hoặc nhiễm vi-rút cúm. Nghiên cứu của chúng tôi mở ra một hướng đi mới để phát triển vắc-xin cúm qua đường mũi không dùng kim tiêm và đơn giản hóa về mặt hậu cần để bảo vệ chéo”.
Tiến sĩ Chunhong Dong giải thích: “Trong nghiên cứu, lần đầu tiên chúng tôi đã báo cáo rằng vật liệu nano graphene oxit hai chiều có tác dụng bổ trợ mạnh mẽ trong việc tăng cường phản ứng miễn dịch của vắc-xin hemagglutinin (HA) trong mũi”. Nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết mới về việc phát triển hệ thống sản xuất vắc-xin qua đường mũi hiệu suất cao với hạt nano dạng tấm hai chiều. Hạt nano graphene oxit có các thuộc tính đặc biệt để phân phối thuốc hoặc phát triển vắc-xin, chẳng hạn như diện tích bề mặt cực lớn để tải kháng nguyên mật độ cao, vắc-xin cho thấy đặc tính tăng cường miễn dịch vượt trội trong ống nghiệm và in vivo. Dạng nanoplatform có thể dễ dàng điều chỉnh vắc-xin niêm mạc cho các mầm bệnh đường hô hấp khác nhau.
Nghiên cứu được tiến hành trên chuột và nuôi cấy tế bào cho thấy các hạt nano đã tăng cường đáng kể phản ứng miễn dịch ở bề mặt niêm mạc và khắp cơ thể ở chuột. Những phản ứng miễn dịch mạnh mang lại sự bảo vệ miễn dịch chống lại thách thức của vi-rút cúm bởi các chủng vi rút tương đồng (giống nhau) và các chủng vi-rút dị hợp (khác nhau).
Kết quả cũng đầy hứa hẹn vì vắc-xin cúm qua đường mũi không dùng kim tiêm có những ưu điểm vượt trội về mặt hậu cần so với vắc-xin tiêm truyền thống, chẳng hạn như sử dụng dễ dàng và tránh lãng phí sinh học.
Nguồn: Đ.T.V/vista.gov.vn
Ngày cập nhật: 10/5/2021
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)