Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 222
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Phụ nữ có thai kỳ bị ảnh hưởng bởi các khuyết tật tim bẩm sinh nghiêm trọng ở thai nhi dễ dẫn đến các kết quả sản khoa xấu (16/01/2025)

Nghiên cứu do Statens Serum Institut tại Copenhagen dẫn đầu tiết lộ rằng, khoảng 23% các bà mẹ có thai kỳ bị ảnh hưởng bởi các khuyết tật tim bẩm sinh nghiêm trọng ở thai nhi dễ dẫn đến các kết quả sản khoa xấu.

Dị tật tim bẩm sinh nặng (MCHD) xảy ra ở khoảng 1/100 ca trẻ sơ sinh còn sống. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng nhau thai phát triển bị suy yếu có thể góp phần gây ra các biến chứng sản khoa ở những bào thai bị MCHD.

Các tình trạng như tiền sản giật, sinh non và thai nhi chậm phát triển đặc biệt đáng lo ngại vì chúng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe của bà mẹ và kết cục lâu dài đối với trẻ sinh ra mắc các dị tật này.

Dữ liệu về hồ sơ rủi ro sản khoa đối với các phân nhóm MCHD cụ thể còn hạn chế, làm chậm quá trình phát triển các biện pháp can thiệp phòng ngừa và các chiến lược chăm sóc cá nhân hóa cho các bà mẹ có thai kỳ bị ảnh hưởng.

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 95% bà bầu mang đơn thai ở Đan Mạch kể từ ngày 1 tháng 6 năm 2008 đến ngày 1 tháng 6 năm 2018 của Cơ sở dữ liệu y học thai nhi Đan Mạch, cùng với kết quả của phân tích tổng hợp các nghiên cứu quốc tế. Trong đó bao gồm các bà bầu có thai kỳ dẫn đến sinh con sống sau 24 tuần thai và không có bất thường nhiễm sắc thể. Tổng cộng bao gồm 534.170 ca mang thai, trong đó 745 trường hợp phức tạp do MCHD ở thai nhi đã được kiểm tra.

Kết quả chính là thước đo tổng hợp các kết quả sản khoa bất lợi liên quan đến nhau thai, bao gồm tiền sản giật, sinh non, thai nhi chậm phát triển và bong nhau thai. Các kết quả thứ cấp cũng được phân tích riêng lẻ. 11 phân nhóm MCHD đã được đánh giá, bao gồm tim đơn thất, chuyển vị đại động mạch lớn (TGA) và khuyết tật vách ngăn nhĩ thất.

Phân tích thống kê sử dụng các phương trình ước tính tổng quát để tính tỷ lệ chênh lệch được điều chỉnh (AOR), kiểm soát các yếu tố của mẹ như tuổi, chỉ số khối cơ thể, tình trạng hút thuốc và năm sinh. Phân tích tổng hợp sử dụng các mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên để tập hợp các quy mô hiệu ứng từ 10 nghiên cứu quốc tế.

Bà bầu có thai kỳ bị biến chứng do MCHD biểu hiện tỷ lệ kết quả sản khoa bất lợi tổng hợp là 22,8% so với 9,0% ở thai kỳ không mắc MCHD (AOR, 2,96). Thai nhi chậm phát triển xảy ra ở 6,7% thai kỳ mắc MCHD so với 2,3% ở thai kỳ không mắc MCHD. Tỷ lệ tiền sản giật cao hơn được phát hiện ở bà bầu có thai kỳ mắc MCHD (6,2% so với 3,1%) và nguy cơ sinh non tăng ở thai kỳ mắc MCHD (15,7% so với 4,6%). Bong nhau thai rất hiếm gặp nhưng có xu hướng tăng đáng kể về tỷ lệ mắc bệnh (0,9% so với 0,4%).

Tất cả các phân nhóm MCHD, ngoại trừ TGA, đều có liên quan đến tỷ lệ bà bầu có liên quan đến tỷ lệ xảy ra kết quả sản khoa bất lợi tổng hợp cao hơn đáng kể. Nguy cơ cao nhất được ghi nhận ở những bà bầu có thai kỳ có thân chung động mạch (AOR, 6,35) – là bệnh tim bẩm sinh hiếm gặp, teo phổi có vách liên thất nguyên vẹn (AOR, 5,51) và dị tật Ebstein (AOR, 5,09).

Phân tích tổng hợp, bao gồm dữ liệu từ 5.993 trường hợp MCHD, đã xác nhận những phát hiện này. Đáng chú ý, những thai kỳ bị TGA không biểu hiện nguy cơ tiền sản giật, sinh non hoặc thai chậm phát triển.

Với nguy cơ tăng gần gấp ba lần đối với các kết quả sản khoa bất lợi ở những thai kỳ bị ảnh hưởng bởi MCHD, nghiên cứu xác định cần có biện pháp can thiệp có mục tiêu. Nghiên cứu trong tương lai được khuyến nghị thực hiện để đánh giá các biện pháp phòng ngừa và khám phá các cơ chế liên kết rối loạn chức năng nhau thai với các MCHD cụ thể./.

P.T.T (NASATI), theo https://medicalxpress.com/news, 1/1/2025

Ngày cập nhật: 08/01/2025

https://www.vista.gov.vn/vi/news/cac-linh-vuc-khoa-hoc-va-cong-nghe/phu-nu-co-thai-ky-bi-anh-huong-boi-cac-khuyet-tat-tim-bam-sinh-nghiem-trong-o-thai-nhi-de-dan-den-cac-ket-qua-san-khoa-xau-10573.html