Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 46237 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Phương pháp cầm máu dạng bọt (19/09/2014)
Nhóm sinh viên từ Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ, đang phát triển một phương pháp cầm máu mới, đó là dùng một dạng bọt cầm máu tiêm vào vết thương.
Hệ thống xử lý dựa trên thiết bị bơm tiêm hai ngăn, mỗi ngăn chứa một loại chất lỏng khác nhau, cụ thể là một ngăn chứa polyol và ngăn kia chứa disocyanatein. Khi bơm hai chất lỏng này vào vết thương, chúng sẽ tạo nên phản ứng hóa học và sau đó sinh ra bọt polyurethane. Bọt này sẽ lấp đầy các khoang của vết thương rồi sau đó đông cứng lại để cầm máu.
Bọt cứng về cơ bản như một nút chặn từ bên ngoài và kết hợp với áp lực bên trong để ngăn máu chảy. Ngoài ra, khi mới tiêm thì thuốc còn đang ở trạng thái lỏng nên có thể chạy sâu vào các khoang tổn thương, điều này giúp khả năng cầm máu hiệu quả hơn. Điều quan trọng là các mảng bọt đông cứng cầm máu tạm thời khi lấy ra khỏi cơ thể sẽ mang theo các mô cơ đã tổn thương, giúp các bác sĩ dễ hơn trong thao tác điều trị.
Cùng với nghiên cứu của các sinh viên thì cơ quan DARPA của quân đội Hoa Kỳ trên thực tế cũng đang phát triển một loại bọt để tiêm vào vết thương vùng bụng để cầm máu. Tuy nhiên, hiệu quả ở vùng cổ, háng thì chưa bằng sản phẩm của các sinh viên.
Hiện nay các sinh viên tại Đại học Johns Hopkins đã thử nghiệm thành công trên các mô cơ mô phỏng chứa các mạch máu nhân tạo, tiếp theo là thử nghiệm trên động vật.
Nguồn: www.vista.vn (Theo www.gizmag.com)
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)