Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 14842 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Phương pháp kết hợp kháng thể mới giúp cải thiện đáng kể trong liệu pháp miễn dịch ung thư (13/01/2020)
Việc sử dụng đồng thời các kháng thể dựa trên hai cơ chế hoạt động khác nhau đã dẫn đến khả năng tiêu diệt khối u hiệu quả hơn. Điều này đã được chứng minh bằng một nghiên cứu trên mô hình động vật bởi các bác sĩ ung thư và nhà khoa học tại Đại học Basel. Các kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học PNAS mới đây. Các bệnh nhân không đáp ứng với các tiêu chí áp dụng liệu pháp miễn dịch hiện tại có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ phương pháp điều trị mới này.
Ảnh minh họa: CC0 Public Domain
Trong những năm gần đây, liệu pháp miễn dịch chống ung thư đã nuôi hy vọng lớn cho rất nhiều người. Những liệu pháp mới này “phục hồi” hệ thống miễn dịch của cơ thể để tiêu diệt các mô ung thư. Kháng thể kích hoạt thụ thể CD40 trên bề mặt tế bào miễn dịch và do đó kích thích sản xuất tế bào T sát thủ tự nhiên cho thấy hiệu quả đầy hứa hẹn trong các nghiên cứu tiền lâm sàng. Tuy nhiên, trong các thử nghiệm lâm sàng sau đó, sự thành công của kháng thể CD40 đã giảm rất nhiều so với kỳ vọng, có ít hơn 20% bệnh nhân đáp ứng được.
Mới đây, nhóm nghiên cứu miễn dịch ung thư Trường Đại học Basel đã cho thấy trên mô hình động vật thử nghiệm tác dụng của kháng thể kháng CD40 có thể được tăng lên đáng kể khi kết hợp nó với hai kháng thể khác được gắn vào mạch máu khối u.
Điểm khởi đầu của nghiên cứu là quan sát sự phân phối của kháng thể kháng CD40 dẫn đến sự gia tăng các tế bào T sát thủ tuy nhiên họ phát hiện thấy những kháng thể này chỉ ở khu vực ngoại vi chứ không thấy bên trong khối u. Các nhà nghiên cứu lại nghi ngờ rằng điều này là do bản chất tự nhiên của các mạch máu của khối u.
“Thông thường, các mạch máu của khối u bị rò rỉ hoặc rất nhỏ do đó, không có cách nào tốt để các tế bào T sát thủ xâm nhập vào bên trong. Giả thuyết của chúng tôi là các tế bào sát thủ này có thể xâm chiếm khối u và phá hủy nó khi chỉ khi có đủ các mạch máu khỏe mạnh”, theo Tiến sĩ Abhishek Kashyap cho biết.
Vì thế, họ đã kết hợp kháng thể kháng CD40 với hai kháng thể kháng angiogenic khác có khả năng ổn định mạch máu khối u. Một trong những kháng thể kháng angiogen đã được chấp thuận cho điều trị ung thư dưới tên thuốc là Avastin, loại kháng thể còn lại vẫn đang trong quá trình phát triển nghiên cứu lâm sàng. Tất cả các kháng thể đều do Roche cung cấp.
Sự kết hợp kháng thể mới đã phá hủy mô khối u
Các nhà nghiên cứu sau đó đã thử nghiệm sự kết hợp kháng thể mới này trong một số mô hình động vật có các dạng ung thư khác nhau, chẳng hạn như ung thư đại trực tràng, vú và da. Đúng như mong đợi, sự kết hợp của ba kháng thể đã cải thiện đáng kể sự phá hủy mô khối u trong tất cả các bệnh ung thư.
Một phân tích chi tiết hơn cũng cho thấy thành công này dựa trên cơ chế dự đoán là khi bổ sung hai kháng thể chống angiogen để đảm bảo các khối u có mạch máu nguyên vẹn hơn. Tuy nhiên, thật bất ngờ, sự kết hợp kháng thể này đã giúp tăng cường rất hiệu quả hệ thống miễn dịch.
Kashyap nói: “Kết quả của chúng tôi cho thấy tầm quan trọng của việc hiểu rõ cơ chế sinh học của các khối u”.
Ông tin rằng những bệnh nhân có khối u không đáp ứng tốt với liệu pháp miễn dịch có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ sự kết hợp mới này. Hiện nhóm nghiên cứu cũng đang triển khai thử nghiệm lâm sàng liệu pháp kết hợp mới này.
“Trên thực tế, một số phòng thí nghiệm khác cũng đã đạt được kết quả tương tự như kết quả của nghiên cứu này”, Kashyap nhấn mạnh.
Hiện các thí nghiệm đang được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Basel, EPFL và Trung tâm Sáng tạo Roche Zurich.
Nguồn: P.T.T (NASATI)/www.vista.gov.vn
Cập nhật: 13/01/2020
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)