Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 12640 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Phương pháp mới chống lại các khối u “lạnh” (10/05/2021)
Không phải tất cả các khối u ung thư đều được tạo ra như nhau. Một số khối u, được gọi là khối u “nóng”, có dấu hiệu viêm, có nghĩa là chúng bị xâm nhập bởi các tế bào T có chức năng hoạt động để chống lại ung thư. Những khối u này dễ điều trị hơn, bởi vì các loại thuốc điều trị miễn dịch sau đó có thể tăng cường phản ứng miễn dịch.
Mặt khác, các khối u "lạnh" không có sự xâm nhập của tế bào T, điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch không can thiệp tấn công vào khối u. Với những khối u này, liệu pháp miễn dịch ít được sử dụng để điều trị.
Dạng khối u thứ hai - khối u lạnh - mới đây đã được các nhà nghiên cứu Michael Knitz và bác sĩ ung thư bức xạ và tiến sỹ Sana Karam, thành viên của Trung tâm Ung thư Đại học Colorado, giải quyết trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí ImmunoTherapy of Cancer.
Trên các mô hình chuột, Karam thực hiện nghiên cứu vùng đầu và cổ cụ thể. Knitz và Karam cùng nghiên cứu vai trò của tế bào T trong điều trị khối u.
Karam nói: “Những gì chúng tôi phát hiện thấy là những tế bào thông thường đảm nhiệm chức năng “báo hiệu” cho tế bào T biết vị trí khối u để nó tấn công đã bị “câm lặng”. Cô và nhóm nghiên cứu của mình phát hiện ra rằng các tế bào T điều hòa (Tregs), một loại tế bào T chuyên biệt, chuyên ngăn chặn phản ứng miễn dịch, về cơ bản là đang ra lệnh cho các tế bào T “ngừng chiến đấu” với ung thư.
“Tregs thường là tế bào đóng vai trò cân bằng quan trọng trong hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Chúng ngăn ngừa bệnh tự miễn dịch và “kìm hãm” các tế bào T khi cần thiết. Tuy nhiên, trong nhiều khối u, Tregs hoạt động quá nhiều hoặc gây ức chế quá mức, khiến phản ứng của tế bào T bị đình trệ”, Knitz nói.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc sử dụng thuốc vô hiệu hóa Tregs có thể giúp tăng cường phản ứng miễn dịch ở những bệnh nhân bị u “lạnh”, cũng như việc điều trị bức xạ có thể gây ra tổn thương đủ để các tế bào miễn dịch, còn gọi là tế bào đuôi gai, hoạt động để đưa các tế bào T bình thường vào chế độ chiến đấu.
Tuy nhiên điều này chỉ là một phần của câu chuyện. Các tế bào T cần biết những gì để tấn công. Cần bức xạ để tạo ra tổn thương và đưa các tế bào miễn dịch vào nó có thể nhận diện và nhắm mục tiêu vào khối u. “Bằng cách đó, các tế bào đuôi gai kích hoạt hệ thống miễn dịch tạo ra rất nhiều tế bào T, tương tự như chức năng của một loại vắc-xin. Những tế bào T đó sau đó quay trở lại khối u để tiêu diệt tế bào ung thư. Như vậy, mảnh ghép câu chuyện đã có sẵn, chúng chỉ cần các tín hiệu thích hợp. Việc kích hoạt các tế bào đuôi gai là một bước quan trọng trong việc cho phép bức xạ làm nóng các khối u lạnh này”. Karam, phó giáo sư về ung thư bức xạ tại Trường Y Đại học Colorado, cho biết.
Điều quan trọng, Karam và nhóm nghiên cứu của cô, bao gồm người đồng cấp, tiến sĩ Thomas Bickett, nhận thấy rằng bức xạ phải được thực hiện theo một cách cụ thể. “Cần có một liều lượng cụ thể. Bạn phải bắt được mạch nó. Bạn không thể chỉ tiêm một liều. Bạn phải tiêm thêm một lần nữa và kết hợp nó với những thứ giúp loại bỏ sự đàn áp kìm hãm của Tregs - đồng thời giữ cho các tế bào đuôi gai trình diện kháng nguyên đó hoạt động và luôn sẵn sàng”, Karam nói.
Karam cho biết bước tiếp theo trong nghiên cứu của cô là tiến hành thử nghiệm lâm sàng. Cô hy vọng cuối cùng sẽ có thể thay đổi mô hình điều trị từ phẫu thuật và nhiều tuần hóa trị và xạ trị chỉ còn ba buổi xạ trị và liệu pháp miễn dịch, sau đó là phẫu thuật. Cô mong muốn có thể thay đổi tiêu chuẩn chăm sóc, điều trị đối với các khối u lạnh vì những tác động khủng khiếp mà chúng gây ra cho bệnh nhân. “Những khối u này giống với những khối u ở những bệnh nhân nghiện thuốc lá nặng. Chúng phá hủy xương và cơ, xâm nhập vào lưỡi, hàm, nướu và các hạch bạch huyết. Thật kinh khủng. Chúng tôi có tỷ lệ thất bại khi điều trị chúng rất cao và việc điều trị thường bao gồm cắt bỏ lưỡi và hàng tuần xạ trị và hóa trị... và cuối cùng thất bại điều trị trên bệnh nhân. Tôi tin tưởng rằng chúng tôi có thể làm tốt hơn cho những bệnh nhân của mình”, Cô bày tỏ.
Nguồn: P.T.T/vista.gov.vn
Ngày cập nhật: 06/5/2021
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)