Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 18591 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Phương pháp mới chữa vô sinh cho nữ giới (08/10/2012)
Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển một kỹ thuật mới, có khả năng giúp hàng triệu phụ nữ hiếm muộn thỏa mãn ước mơ làm mẹ bằng cách kích thích trứng lấy từ buồng trứng cằn cỗi của họ sinh trưởng trong phòng thí nghiệm.
Trang Telegraph đưa tin, bằng cách trích rút các tế bào từ buồng trứng và cho chúng tiếp xúc với những hóa chất kích thích sinh trưởng trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đến từ Trung tâm y tế Wake Forest Baptist ở Bắc Carolina (Mỹ) đã có thể tạo ra các trứng non, có khả năng được cấy trở lại cơ thể để trải qua quá trình thụ tinh tự nhiên.
Phương pháp trên ra đời nhằm giúp hàng triệu phụ nữ mắc bệnh về buồng trứng như hiện tượng buồng trứng đa nang (PCOS) - hội chứng trong đó các tế bào buồng trứng bị khiếm khuyết sẽ dẫn tới sự mất cân bằng về các hoóc môn giới tính, gây bất thường ở buồng trứng và giảm số lượng trứng trong buồng trứng.
Trong thí nghiệm của mình, nhóm nghiên cứu đã tách lấy các tế bào buồng trứng từ các con chuột cái 3 tuần tuổi - tương đương với việc trích rút tế bào buồng trứng ở phụ nữ 25 tuổi. Khi các tế bào này được nuôi dưỡng trong phòng thí nghiệm, chúng bắt đầu phát triển thành tế bào trứng non.
Các nhà nghiên cứu lạc quan rằng, các tế bào trứng non này có thể phát triển hoàn thiện tới một giai đoạn nhất định như ở người bình thường trước khi được cấy ghép trở lại cơ thể bệnh nhân nữ hoặc thụ tình trong ống nghiệm (IVF).
Mặc dù nghiên cứu trên mới ở bước đầu nhưng nó mở ra triển vọng về phương pháp mới nhằm chữa trị bệnh hiếm muộn và vô sinh ở nữ giới.
Nguồn: Báo Vietnamnet, Telegraph
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)