Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 40077 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Sản xuất vắcxin ngừa COVID-19 mở ra cơ hội trị ung thư và HIV/AIDS (21/12/2020)
Hiện một số hãng dược phẩm đã bắt đầu sử dụng mRNA đã sửa đổi, được phủ bởi các hạt nano béo để nghiên cứu điều trị nhiều bệnh khác, như HIV, xơ nang, ung thư, hay suy tim.
Tiêm vắcxin ngừa COVID-19 tại Moskva, Nga, ngày 5/12/2020.
Những vắcxin ngừa COVID-19 đầu tiên không chỉ là bước ngoặt trong cuộc chiến chống đại dịch này, mà còn là nền tảng tiếp nối quan trọng cho công nghệ khác để các bác sỹ có thể vượt qua những căn bệnh khác, từ ung thư đến bệnh tim mạch.
Phóng viên TTXVN tại Moskva dẫn nguồn tin từ Bloomberg cho biết theo giới nghiên cứu, các loại vắcxin mới ngừa COVID-19 hoạt động bằng cách sử dụng mRNA đã sửa đổi, được phủ bởi các hạt nano béo.
Công nghệ hoàn toàn chưa từng được áp dụng ngoài các thử nghiệm lâm sàng này thúc đẩy tế bào tạo ra bất kỳ loại protein nào, kể cả protein virus corona.
Thực tế các tế bào đã sản xuất vắcxin cho chính chúng. Vì vậy, RNA không lây nhiễm cho người, nhưng dạy cơ thể đưa ra phản ứng miễn dịch.
Hiện một số hãng dược phẩm đã bắt đầu áp dụng công nghệ mới này để nghiên cứu điều trị nhiều bệnh khác, như HIV, xơ nang, ung thư, hay suy tim.
Theo các chuyên gia, nếu vắcxin mới hoạt động tốt trong cuộc chiến chống COVID-19, thì nó sẽ mở ra một lĩnh vực mới trong y học.
Tính đến ngày 13/12, Liên bang Nga ghi nhận thêm hơn 28.000 ca mắc COVID-19. Hiện nước này đã bắt đầu chương trình chủng ngừa đại trà, mà theo dự báo của các nhà virus học, vắcxin ngừa COVID-19 của Nga có hiệu quả trong khoảng 2 năm./.
Nguồn: Duy Trinh/vietnamplus.vn
Ngày cập nhật: 14/12/2020
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)