Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 29485 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Sáng tạo giải quyết vấn đề của địa phương (28/04/2014)
Xây dựng và phát triển thành công vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, trong điều kiện sản xuất công nghiệp về tới tận làng. Đó là điểm độc đáo của mô hình dân vận khéo tại thôn Tiền Hải, xã Tân Liên (huyện Vĩnh Bảo).
Người dân ở thôn Tiền Hải từng có thời “chán ruộng”, nhất là khi Cụm công nghiệp Tân Liên (Vĩnh Bảo) đi vào hoạt động (năm 2008). Trưởng thôn Bùi Thị Mến cho biết: “Làng có 420 người trong độ tuổi lao động, nhưng tham gia sản xuất nông nghiệp chủ yếu là người già và học sinh. Không chỉ thiếu nhân lực mà từ khi có khu công nghiệp, nhiều gia đình không còn chú tâm vào ruộng đồng, sản xuất nông nghiệp cốt để “giữ đất”, nên năng suất rất thấp. Điều này gây lãng phí lớn diện tích 38 ha đất canh tác màu mỡ của thôn”.
Trăn trở trước thực trạng này, chi bộ thôn Tiền Hải họp bàn, ban hành nghị quyết về vận động nhân dân xây dựng, phát triển mô hình “vùng sản xuất hàng hóa tập trung”. Chi bộ cùng với tổ chức mặt trận ở cơ sở thành lập tổ điều hành do trưởng ban công tác mặt trận làm tổ trưởng, trưởng thôn làm tổ phó, các thành viên còn lại trực tiếp tham gia sản xuất xây dựng vùng hàng hóa tập trung.
Khi chi bộ có nghị quyết, các đảng viên và tổ điều hành trực tiếp đến từng xóm, tuyên truyền, thuyết phục những gia đình có ruộng không canh tác hoặc canh tác với năng suất thấp cho mượn và thuê lại để chuyển đổi, dồn diện tích, tạo mặt bằng thành lập vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Đây là công đoạn ban đầu nhưng cũng là công đoạn khó nhất. Nhiều gia đình tuy không sản xuất, hoặc chỉ sản xuất lấy lệ, nhưng vẫn kiên quyết không cho thuê, cho mượn. Đối với những trường hợp này, cùng với việc kiên trì vận động, tuyên truyền, chúng tôi linh hoạt đưa ra những điều kiện hết sức có lợi cho họ. Chẳng hạn như chỉ mượn đất trong vụ sản xuất màu với giá ưu đãi hơn, sau khi mượn đất xong thì làm luôn đất cho vụ sản xuất sau không tính phí…”.
Trên diện tích vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các đảng viên và các thành viên trong tổ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phương thức canh tác, đưa các giống mới năng suất cao vào sản xuất, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Từ năm 2010 đến nay, các vụ trồng các giống mới cho năng suất cao, với thu nhập 240 triệu đồng/ha, tăng 150 % so với phương thức sản xuất truyền thống. Đáng mừng là, nhiều gia đình trước đây không quan tâm đầu tư cho sản xuất nông nghiệp tình nguyện cho thuê đất, nay xin lại ruộng để cùng làm. Vùng sản xuất hàng hóa tập trung lúc đầu chỉ có 2ha, hiện mở rộng lên 5ha với sự tham gia đông đảo nhân dân trong thôn.
Nguồn: báo Hải Phòng
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)