Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 41999 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Sinh viên chế tạo chất cầm máu tức thì (21/03/2013)
Gel cầm máu ngay lập tức của một sinh viên Mỹ có thể tạo nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực y tế.
Joe Landolina, một thanh niên 20 tuổi, đang học đồng thời chương trình thạc sĩ sinh hóa và chương trình cử nhân sinh học phân tử - hóa học của Đại học New York, Mỹ. Mới đây cậu đã tìm ra công thức chế tạo một loại gel có khả năng cầm máu ngay lập tức. Cậu gọi nó là Veti-Gel.
Băng gạc cứu thương có thể biến mất nếu Veti-Gel được sử dụng rộng rãi.
(Ảnh: bigthink.com)
"Ngoài cách đặt thật nhiều gạc lên vết thương, người ta chưa tìm ra cách nào để khiến máu ngừng chảy. Nếu bạn đổ chất gel mà tôi chế tạo lên vết thương, nó sẽ trở nên cứng và chặn máu tức thì", Landolina nói với New York Post.
Cậu sinh viên khẳng định rằng Veti-Gel có khả năng chặn máu chảy ra từ những vết thương nặng, động mạch chính và cơ quan nội tạng.
Trong quá trình nghiên cứu, Landolina hợp tác với Isaac Miller, một sinh viên cũng học tại Đại học New York và sẽ tốt nghiệp trong năm nay.
Joe Landolina đang học song song chương trình cử nhân và thạc sĩ.
(Ảnh: New York Post)
Veti-Gel mô phỏng chất nền ngoại bào, thứ tạo nên các mô kết nối để cơ thể động vật tạo thành một khối. Tuy nhiên, Landolina chiết xuất các chất từ thực vật để chế tạo Veti-Gel. Cậu đã gây xuất huyết trên động mạch và gan của chuột để thử nghiệm chất gel. Kết quả cho thấy máu ngừng chảy ngay lập tức sau khi gel bao phủ bề mặt vết thương.
Trong thời gian tới Landolina và Miller sẽ thử nghiệm tác dụng của Veti-Gel trên cơ thể động vật sống dưới sự giám sát của một bác sĩ phẫu thuật tim.
Nguồn: vnexpress.net
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)