Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 3107
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học và đời sống

Sốt xuất huyết - hiểu sai, hậu quả tai hại (02/10/2017)

        Dịch bệnh sốt xuất huyết đang có những diễn biến phức tạp và gây những hậu quả rất nghiệm trọng trong thời gian gần đây. Tuy đây là dịch bệnh có xu hướng bùng phát theo năm nhưng tỉ lệ bệnh nhân gặp phải biến chứng nguy hiểm vẫn rất cao, nguyên nhân là bởi vẫn tồn tại rất nhiều quan niệm sai lầm trong việc phòng và xử trí bệnh. Để giúp nâng cao nhận thức về dịch bệnh này, bài viết dưới đây nêu ra những sai lầm phổ biến nhất đang tồn tại trong cộng động về bệnh sốt xuất huyết.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, sốt xuất huyết là căn bệnh quen thuộc tuy nhiên, ranh giới giữa việc khỏi bệnh và xảy ra biến chứng rất mong manh, phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và cách xử trí của người bệnh và gia đình. Vì sức khoẻ của bản thân và gia đình bạn, hãy tham khảo và ghi nhớ những thông tin dưới đây để phá tan những lầm tưởng về căn bệnh này.

1. Bị một lần sẽ không bị lại

Những ai đã từng bị sốt xuất huyết thường yên tâm rằng mình sẽ chỉ bị một lần và không mắc lại nữa. Tuy nhiên đây là một quan niệm hết sức sai lầm, do virut gây bệnh sốt xuất huyết có những 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4, nên sau một lần mắc bệnh, bạn sẽ chỉ có miễn dịch suốt đời với một chủng virut và vẫn có khả năng mắc 3 chủng virut còn lại. Chính vì vậy, hãy lưu ý những người xung quanh, đừng chủ quan kể cả khi đã bị bệnh từ trước đó.

2. Giảm sốt là hết bệnh

Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết bao gồm 3 giai đoạn: giai đoạn sốt ủ bệnh, giai đoạn sốt dengue, và giai đoạn sốt xuất huyết nặng, trong đó giai đoạn sốt ủ bệnh là giai đoạn thường được quan tâm hơn cả do có những triệu chứng rõ rệt như sốt cao, đau người và nhức mắt. Tuy nhiên trên thực tế, giai đoạn sau đó (tính từ ngày thứ 4 khi bắt đầu sốt) mới là giai đoạn cần được lưu tâm nhất do dễ xuất hiện biến chứng và những triệu chứng này thường không được biểu hiện ra bên ngoài, khiến nhiều người chủ quan là họ đã hết bệnh. Lời khuyên của chuyên gia đó là, cần kiên trì tuân thủ phác đồ điều trị, chứ không được tự ý bỏ dở.

3. Coi nhẹ hậu quả của chứng rối loạn đông máu

Có rất nhiều tác nhân khiến bệnh sốt xuất huyết chuyển thành biến chứng có thể dẫn đến tử vong, trong đó rối loạn đông máu là tác nhân nguy hiểm nhất. Để giảm thiểu tình trạng này, điều cần làm là phải phá các cục máu li ti, ngăn chặn quá trình tiêu thụ, giải phóng các yếu tố đông máu và tiểu cầu, loại bỏ tình trạng không cầm máu được, từ đó tránh được các rủi ro gây nguy hiểm. Một trong những phương pháp mà mọi người có thể tham khảo là sử dụng những sản phẩm giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, phá cục máu đông.

4. Lây qua đường tiếp xúc

Một trong những triệu chứng nổi bật của bệnh sốt xuất huyết là sốt cao, khiến nhiều người lầm tưởng rằng sốt xuất huyết có thể lây khi tiếp xúc giống như sốt do cảm cúm, siêu virut,… Tuy nhiên sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh, mà chỉ lây qua muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virut, sau đó sẽ truyền bệnh cho người lành qua vết đốt đó.

5. Chỉ những nơi có ao, hồ mới có dịch

Mọi người hay nhầm tưởng chỉ những nơi ao tù, nước đọng mới có muỗi vằn, mà quên mất một điều rằng muỗi có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác và chính chúng ta hàng ngày cũng phải di chuyển tới rất nhiều khu vực khác nhau, nên kể cả nếu không ở trong vùng dịch, bạn vẫn có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Vì vậy, ngoài việc chú ý giữ gìn vệ sinh nơi ở, bạn cũng nên tránh đi tới những vùng dịch hoặc nếu di chuyển thì nên bảo vệ bản thân bằng việc sử dụng những sản phẩm chống muỗi đốt.

6. Phun thuốc một lần sẽ diệt được muỗi vĩnh viễn

Nhiều gia đình lầm tưởng việc phun thuốc xịt muỗi bằng tay hay thậm chí là phun thuốc diệt 6 tháng là muỗi sẽ không xuất hiện trở lại. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng điều kiện khí hậu, môi trường có thể ảnh hưởng đến thời gian và khả năng tác dụng của thuốc, đôi khi khiến thuốc mất tác dụng nhanh hơn khuyến cáo. Chính vì vậy, kể cả khi đã phun thuốc diệt muỗi tại nơi ở, bạn vẫn nên chủ động kiểm tra để có những đối phó kịp thời

 

Nguồn: Báo Sức khỏe đời sống