Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 63677 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Sử dụng ánh sáng để “điều khiển” muỗi (28/06/2017)
Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Notre Dame đã phát hiện ra rằng khi cho muỗi Anopheles gambiae, vật chủ trung gian truyền nhiễm bệnh sốt rét ở châu Phi, tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm với thời gian chỉ 10 phút có thể ngăn chặn muỗi chích hút máu và có thể điều chỉnh hành vi bay của chúng. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Parasites and Vectors gần đây.
Các biểu hiện hành vi quan trọng của loài này như chích hút máu, đẻ trứng, và bay là rất đặc trưng, trong đó hoạt động chích hút máu người của muỗi diễn ra mạnh nhất là trong khoảng thời gian ban đêm. Trong báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới gần đây cho thấy, ước tính có khoảng 212 triệu người trên thế giới bị nhiễm bệnh sốt rét, khiến cho 429.000 người chết mỗi năm, trong đó chủ yếu là trẻ em.
Màn chống muỗi và phun thuốc chống muỗi hiện nay là các biện pháp có thể giúp ngăn chặn muỗi đốt và giảm mắc bệnh sốt rét. Nhưng các nhà khoa học cho biết, loài muỗi này có thể dễ dàng thích nghi với môi trường. Người lớn và trẻ em thường bị muỗi tấn công vào buổi chiều khi mọi người không nằm ngủ trong màn hoặc ban ngày khi họ không ở nhà.
“Muỗi Anopheline có khả năng thích nghi với các phương pháp phòng ngừa muỗi hiện nay là do chúng phát triển sức đề kháng với thuốc trừ muỗi và chúng tự chuyển dịch thời gian chích hút máu người sang buổi sáng và buổi chiều, khoảng thời gian mà mọi người không nằm ngủ màn, và do đó họ không được bảo vệ. Vì thế mà những phương pháp chống muỗi được xem là hiệu quả hiện nay lại đang trở nên kém hiệu quả”, Giles Duffield, phó giáo sư sinh học, Khoa khoa học sinh học tại Trường Đại học Notre Dame và chuyên gia về sinh học phân tử nhịp sinh học và photobiology ở động vật có vú và muỗi tại Viện Sức khỏe toàn cầu Eck cho biết. “Các biện pháp và vật dụng chống muỗi mà chúng ta hiện đang sử dụng bao gồm sử dụng màn chống muỗi, ngủ trong màn và phun thuốc diệt côn trùng là không đủ. Do đó chúng ta cần phải tìm kiếm các phương pháp mới để có thể kiểm soát và ngăn ngừa loài muỗi khôn ngoan này”.
Trong nghiên cứu này, Duffield và nhóm nghiên cứu của ông đã tiến hành nghiên cứu sở thích chích hút máu người ở loài muỗi gây bệnh sốt rét này trong khoảng thời gian chúng hoạt động tìm kiếm vật chủ bằng cách phân tách chúng thành các nhóm muỗi đối chứng và nhóm muỗi thử nghiệm. Những con muỗi trong nhóm đối chứng bị nhốt trong bóng tối, trong khi nhóm muỗi thử nghiệm sẽ cho tiếp xúc với ánh sáng trắng trong thời gian 10 phút.
Các nhà nghiên cứu sau đó tiến hành kiểm tra thiên hướng chích hút của chúng ngay sau khi chiếu xung ánh sáng trắng và cứ mỗi 2 giờ chiếu ánh sáng trong suốt đêm. Nhóm nghiên cứu bảo vệ cánh tay của họ bằng 1 tấm vải lót để cho phép muỗi không thể lây truyền bệnh cho họ. Kết quả cho thấy, ánh sáng trắng đã ngăn chặn đáng kể tình trạng muỗi chích hút máu. Trong một thí nghiệm khác, muỗi bị chiếu ánh sáng cứ mỗi hai giờ một lần, và khi ứng dụng phương pháp tiếp cận đa xung, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy việc chích hút máu của muỗi bị ngăn chặn lại trong suốt một phần lớn 12 tiếng đồng hồ ban đêm.
“Điều đáng chú ý nhất chính là hiệu quả của liệu pháp ánh sáng ngắn này là có thể ngăn chặn “xu hướng” chích hút máu của muỗi rất lâu, kéo dài đến 4 tiếng đầu hồ sau khi chiếu ánh sáng. Chứng tỏ rằng, việc chiếu ánh sáng sẽ là công cụ phòng ngừa muỗi mới, có thể bổ sung thêm vào danh sách các phương pháp phòng ngừa lây truyền bệnh sốt rét hiện nay”, Duffield cho biết.
Duffield cho biết, chiếu xung ánh sáng sẽ cho hiệu quả hơn so với việc cho muỗi tiếp xúc ánh sáng liên tục, vì chúng sẽ ít có khả năng thích ứng với ánh sáng được thể hiện theo chu kỳ.
Nhóm nghiên cứu hiện đang thử nghiệm để đánh giá tính hiệu quả các bước sóng ánh sáng khác nhau như ánh sáng đỏ (xung ánh sáng này sẽ ít gây ảnh hưởng đến người lớn và trẻ em trong khi ngủ) nhằm mục đích phát triển các giải pháp thích hợp hơn nữa.
Nguồn: Vista.gov.vn
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)