Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 27490 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Sử dụng ánh sáng để tiêu diệt ung thư vú di căn (01/11/2018)
Tiến sĩ Nalinikanth Kotagiri, làm việc tại Trung tâm Ung thư Cincinnati, Ohio vừa nhận được Giải thưởng đột phá về ung thư Vú của Bộ Quốc phòng cho công trình nghiên cứu ứng dụng ánh sáng nhắm vào các tế bào ung thư giai đoạn cuối của ung thư vú.
Liệu pháp ánh sáng mới có thể cải thiện đáng kể triển vọng cho những người bị ung thư vú.
Một mô hình liệu pháp ánh sáng triển vọng mới có thể cải thiện đáng kể cho những người bị ung thư vú tiến triển.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), tỷ lệ kéo dài sự sống 5 năm đối với những người bị ung thư vú giai đoạn 0 hoặc giai đoạn I là gần 100%, và đối với những người bị ung thư vú giai đoạn II, khoảng 93%.
Tuy nhiên, sẽ ít có hy vọng hơn đối với những người bị ung thư vú có khối u đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể (di căn). Cụ thể, ACS ước tính tỷ lệ sự sống kéo dài 5 năm đối với những người bị ung thư vú di căn chỉ là khoảng 22%.
Có ba cách chính để giải quyết ung thư hiện này là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Tuy nhiên, các tác dụng phụ của các liệu pháp này là lớn, và khi các khối u đã lan rộng, nguy cơ độc tính thậm chí còn cao hơn. Vì những lý do này, các nhà khoa học đã nỗ lực nghiên cứu để có thể tạo ra được các liệu pháp mới, không độc hại.
Mới đây, Tiến sĩ Nalinikanth Kotagiri, phó giáo sư thuộc Trường Đại học Dược James L. Winkle và nhóm nghiên cứu của ông đã tiến hành nghiên cứu các phương pháp điều trị sử dụng ánh sáng hoạt hoá các loại thuốc cảm quang để có thể tiêu diệt các tế bào ung thư, giữ nguyên các tế bào khoẻ mạnh.
Công trình nghiên cứu đã giành được giải thưởng lớn. Số tiền đầu tư cho nghiên cứu này là hơn 60.000 đô cho 3 năm.
Tại sao chúng ta cần điều trị ung thư dựa trên ánh sáng
Theo các nhà nghiên cứu cho biết, cần thiết phải có các giải pháp điều trị ung thư vú thay thế, đặc biệt là khi ung thư đã lan đến tủy xương. Ung thư vú di căn là một chẩn đoán tồi tệ với tỷ lệ tái phát và tử vong cao, và hiện tại không có phương pháp điều trị hiệu quả nào đối với căn bệnh này. Mặc dù đã có nhiều phương pháp điều trị mới hơn nhưng có nhiều bệnh nhân vẫn không chống lại được căn bệnh này.
Những hạn chế lớn bao gồm kháng thuốc điều trị và có các tác dụng phụ nghiêm trọng do điều trị. Do tế bào ung thư vú di căn đến các vùng nghiêm trọng như tủy xương, nơi chứa các tế bào gốc quan trọng, nên vô cùng nguy hiểm, nguy cơ độc tính thậm chí còn cao hơn với các liệu pháp thông thường. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu đi theo một hướng tiếp cận mới đó là đi nghiên cứu sâu vào chi tiết các cơ chế và lợi ích của liệu pháp ánh sáng.
“Các liệu pháp được quan tâm lớn như liệu pháp quang động (PDT), liên quan đến ánh sáng và chất hóa học sử dụng kết hợp với oxy phân tử, có thể gây chết tế bào, cấp cung mức độ kiểm soát cao, có hiệu quả cao trong quản lý ung thư từ giai đoạn sớm đến giai đoạn tiến triển nặng. Liệu pháp này hoạt động theo nguyên lý đơn giản. Thuốc cảm biến ánh sáng (loại thuốc này không có độc tố) sẽ được vào trong các mô nhất định, tại các mô này, nó sẽ khiến cho tế bào bị chết đi được kích hoạt bằng ánh sáng. Tuy nhiên, hiện cũng có nhiều hạn chế đối với các liệu pháp ánh sáng này”, tiến sỹ Kotagiri cho biết.
Cho dù PDT có triển vọng nhưng nó không thể thâm nhập sâu vào mô do đó việc áp dụng vào điều trị bị hạn chế. Ngoài ra, các loại thuốc cảm biến ánh sáng hiện nay cần có oxy để hoạt động hiệu quả, nhưng có nhiều khối u như khối u vú lại có túi oxy thấp hoặc u phát triển các khu vực có oxy thấp hoặc không có nên gây cản việc ứng trở việc ứng dụng hiệu quả PDT trong điều trị ung thư.
Tuy nhiên mới đây, tiến sĩ Kotagiri và nhóm nghiên cứu của ông dường như đã tìm ra cách đ vượt qua những vấn đề này.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng: Họ đã sử dụng tia cực tím (UV) từ hạt nhân phóng xạ (hạt nhân hoặc nguyên tử phóng xạ) để tạo ảnh các khối u và mô, và cố gắng giải quyết sự phụ thuộc oxy bằng cách việc sủ dụng thuốc cảm biến ánh sáng gốc kim loại để PDT có thể tiếp cận mô sâu hơn và không phụ thuộc vào oxy.
“Bằng cách thay thế nguồn sáng bên ngoài (laser và đèn) bằng ánh sáng có nguồn gốc từ các hạt nhân phóng xạ, nhóm nghiên cứu đã kiểm soát tốt hơn liệu pháp này bên trong cơ thể”.
“Nếu chứng minh được các lợi ích của liệu pháp mới này, chúng ta có thể sẵn sàng điều trị cho bệnh nhân trong 5 đến 10 năm tới và đây sẽ là một bước đột phá thú vị”, tiến sĩ Nalinikanth Kotagiri nhấn mạnh.
Nguồn: P.T.T (NASATI)/www.vista.gov.vn
Cập nhật: 25/10/2018
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)