Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 20072 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Sử dụng giòi biến đổi gen trong điều trị vết thương (01/04/2016)
Ở thời điểm khi mà sự kháng kháng sinh đang là một thách thức thì các chuyên gia y tế cần thiết phải tìm kiếm các phương pháp điều trị thay thế. Một trong số đó là phương pháp sử dụng ấu trùng ruồi (giòi) để làm sạch và chữa lành vết thương. Trên thực tế, việc sử dụng giòi để làm sạch vết thương không phải là một cái gì đó quá mới mẻ mà phương pháp này thật ra đã được áp dụng vào y học hiện đại trong nhiều thế kỷ qua cũng như đã cho nhiều kết quả đầy hứa hẹn.
Về cơ bản, những con giòi thường chỉ chọn ăn các mô chết (mô hoại tử) chứ không ăn các mô sống. Bằng cách đó, chúng sẽ cạnh tranh với vi khuẩn để làm thức ăn và khi đó, vi khuẩn sẽ bị triệt tiêu. Liệu pháp chữa bệnh không cần dùng đến kháng sinh này đã cho thấy mức độ hiệu quả và đặc biệt là không hề tốn kém. Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học đến từ Đại học Bắc Carolina (NCSU), Hoa Kỳ đã nghiên cứu việc sử dụng giòi biến đổi gen để chữa lành vết thương nhờ sản xuất ra những yếu tố tăng trưởng của người.
Trong nghiên cứu, nhóm khoa học đã sử dụng kỹ thuật điều trị cắt lọc bằng giòi (MDT) vốn đã được công nhận bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vào năm 2004 và được áp dụng thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong thời gian dài. Loại giòi được nghiên cứu ở đây là ấu trùng của ruồi nhặng xanh (Lucilia sericata), được sử dụng trong chữa bệnh nhờ khả năng làm sạch vết thương bằng cách loại bỏ các mô chết và tiết ra các yếu tố kháng khuẩn. Tuy vật, vẫn chưa có thí nghiệm lâm sàng nào thể hiện rõ tính hiệu quả của quá trình làm lành vết thương mà phương pháp MDT mang lại.
Để khắc phục tình trạng này, các nhà khoa học thuộc NCSU đã tiến hành biến đổi gen của giòi để chúng tiết ra nhiều hơn yếu tố sinh trưởng PDGF-BB - một loại protein có khả năng tiêu diệt vi khuẩn cũng như thúc đẩy quá trình kích thích tăng trưởng và phục hồi ở tế bào.
Trong quá trình thực hiện thí nghiệm nhằm mục đích kích thích ấu trùng ruồi nhặng xanh tiết ra PDGF-BB, nhóm nghiên cứu đã tích hợp một bộ phận kích hoạt nhiệt và gây sốc nhiệt cho ấu trùng ở nhiệt độ khoảng 37 độ C. Tuy nhiên, kết quả thu được lại không mấy khả quan vì chất PDGF-BB tiết ra vẫn còn ở mức rất hạn chế.
Do đó, để cải thiện hàm lượng PDGF-BB tiết ra trong cơ thể ấu trùng ruồi, trong các thí nghiệm tiếp theo, các nhà khoa học đã áp dụng kỹ thuật gia nhiệt và một chế độ dinh dưỡng trong đó, giảm bớt hàm lượng kháng sinh tetracycline trong thực phẩm sử dụng trong quá trình nuôi dưỡng giòi. Các chuyên gia nhận thấy, hàm lượng PDGF-BB trong cơ thể loài ấu trùng đã tăng lên đáng kể.
Max Scott, giáo sư côn trùng học tại NCSU cho biết: “Phần lớn số bệnh nhân tiểu đường sinh sống tại những quốc gia có mức thu nhập thấp hoặc trung bình và ít được tiếp cận cũng như điều trị bằng những phương pháp trị bệnh đòi hỏi chi phí tốn kém. Do đó, nếu nghiên cứu này thành công, trong tương lai, nhân loại sẽ được tiếp cận một phương pháp chữa trị vết thương với chi phí thấp và đặc biệt hiệu quả. Chúng tôi xem đây là một nghiên cứu chứng minh nguyên tắc đối với sự phát triển trong tương lai của các chủng sericata L. mà ở chúng biểu hiện một loạt các yếu tố tăng trưởng và peptide kháng khuẩn với mục tiêu lâu dài là phát triển một liệu pháp điều trị hiệu quả, ít tốn kém, mang lại hy vọng cho những bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là những bệnh nhân bị cắt cụt chân hoặc chịu nhiều tổn hại do di chứng của bệnh để lại".
Nghiên cứu trên được công bố trên Tạp chí Công nghệ Sinh học BMC.
Nguồn: vista.gov.vn (Theo Gizmag)
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)