Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 11803 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Sử dụng máy in 3D cầm tay để phát triển mô cơ thay thế (11/03/2020)
Khi ai đó bị mất cơ xương do tai nạn hoặc bệnh tật rất khó để cơ bắp mới phát triển tại vị trí ban đầu. Tuy nhiên, thiết bị cầm tay mới được thiết kế để hỗ trợ bằng cách đặt trực tiếp giá đỡ vào cơ thể bệnh nhân.
Hình ảnh minh họa của thiết bị in 3D. Ảnh: Đại học Connecticut
Trên thực tế, chúng ta nghe nói nhiều đến giá đỡ sinh học. Đó là những mảnh vật liệu tương thích sinh học ba chiều được cấy ghép bên trong cơ thể và có cấu trúc vi mô tương tự như mô xung quanh. Theo thời gian, các tế bào từ mô đó di chuyển vào giá đỡ, xâm chiếm và tái tạo nó. Cuối cùng, chúng thay thế hoàn toàn vật liệu, hình thành cơ bắp, xương, sụn hoặc mô khác.
Điều đó cho thấy việc sản xuất trước các giá đỡ này, sau đó cấy vào cơ bắp là khá khó khăn. Xuất phát từ suy nghĩ đó, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Connecticut đã chế tạo mẫu máy in 3D cầm tay để làm công việc này.
Máy in bắt đầu hoạt động bằng cách lắng đọng hydrogel từ gelatin trực tiếp vào khoảng trống trong cơ bắp. Ánh sáng cực tím tích hợp làm cho gel xử lý giá đỡ sinh học được tạo thành từ các sợi nhỏ giống cơ bắp, dễ dàng bám vào các mô cơ lân cận mà không cần khâu. Các tế bào cơ sau đó di chuyển vào giá đỡ. Trong các thử nghiệm tại lab, thiết bị đã được chứng minh có hiệu quả điều trị chấn thương mất cơ ở chuột.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí ACS Applied Bio Materials.
Nguồn: N.P.D (NASATI)/www.vista.gov.vn
Cập nhật: 10/3/2020
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)