Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 1831 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Sự nghiệp phát triển văn hóa trong Hiến pháp (sửa đổi) năm 2013 (02/06/2014)
Sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc là dựa trên cơ sở một nền văn hóa dân tộc có bề dày văn hiến mấy nghìn năm, đa dạng, giàu truyền thống và luôn luôn mở rộng, tiếp nhận các tinh hoa văn hóa nhân loại. Ðiều đó đã được khẳng định trong bản Hiến pháp Việt Nam (sửa đổi), thể hiện sâu sắc nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ.
Trong bốn bản Hiến pháp trước đây (được thông qua và ban hành trong những năm 1946, 1959, 1980 và 1992), đều có những chương, điều về phát triển văn hóa. Ðiều này tiếp tục được kế thừa trong Hiến pháp (sửa đổi) năm 2013 - văn hóa được tiếp cận dưới góc nhìn của quyền con người: "Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa". (Ðiều 41, Chương II - Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân).
Hiến pháp (sửa đổi) thể hiện ngắn gọn, súc tích và khái quát:
"Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân" (Ðiều 60).
Khoản 3 của Ðiều 60 chính là sự kế thừa, cô đọng và nâng cao Ðiều 31 trong Hiến pháp năm 1992: "Nhà nước tạo điều kiện để công dân phát triển toàn diện, giáo dục ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, giữ gìn thuần phong mỹ tục, xây dựng gia đình có văn hóa, hạnh phúc, có tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, có tinh thần quốc tế chân chính, hữu nghị và hợp tác với các dân tộc trên thế giới".
Trong Hiến pháp (sửa đổi), quyền của các dân tộc thiểu số một lần nữa được nhấn mạnh: "... Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình" (Ðiều 5).
Trong thực tiễn xã hội, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số được thực hiện rộng rãi và cụ thể. Người dân tộc thiểu số ở tất cả các vùng, miền được tham gia các hoạt động văn hóa mang bản sắc dân tộc.
Trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, chúng ta càng nhận thức rõ hơn văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, cùng với và sánh ngang với nền tảng vật chất kinh tế. Trên cơ sở nhận thức đó, Ðảng, Nhà nước đã có những đường lối, chủ trương, chính sách tác động tích cực để phát triển văn hóa - xã hội trong những năm gần đây. Bồi đắp, phát huy, phát triển bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là quan điểm định hướng cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam hôm nay và trong tương lai. Những điều này đã được khẳng định trong văn bản có tính pháp lý cao nhất của đất nước vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua.
Nguồn: báo Văn hóa
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)