Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 24599 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Sự ra đời của công nghệ bảo quản vắc xin (15/07/2016)
Giải pháp này có thể cách mạng hóa việc điều trị ở các nước đang phát triển, nơi có hơn một tỷ người sống mà không có điện. Thiết bị sử dụng sự cách ly tiên tiến để giữ cho vắc-xin ở phạm vi nhiệt độ cần thiết, một thách thức khó ở vùng khí hậu nhiệt đới. Công nghệ này đã được phát triển bởi Công ty Sure Chill tại Cardiff, Anh và Tiến sĩ Harjit Singh của Đại học Brunel, London, Vương quốc Anh.
Các nhà khoa học Anh đã phát triển một phương pháp lưu trữ vắc xin mới mà không cần sử dụng điện và có thể bảo quản vắc xin tới 35 ngày.
Tiến sĩ Singh giải thích cách hoạt động của công nghệ: "Thách thức lớn nhất là giữ vắc-xin trong phạm vi nhiệt độ lưu trữ an toàn rất hẹp, chỉ từ 2 đến 8 độ C. Những gì chúng tôi đã làm là kết hợp công nghệ đã được cấp bằng sáng chế của Sure Chill bao bọc buồng vắc-xin trong nước ở nhiệt độ 4 độ C với các tấm cách nhiệt chân không siêu hiệu quả để giữ nhiệt độ xung quanh không tác động vào... Các gói đá làm việc như một pin lạnh với dòng đối lưu trong nước giữ lạnh cho vắc-xin trong khi tránh tiếp xúc trực tiếp với đá. Vi khoang này không bao giờ tiếp xúc với đá nên tránh được vấn đề đóng băng với hầu hết các thiết bị lưu trữ vắc-xin túi nước đá".
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn một nửa các loại vắc-xin được sử dụng ở các nước đang phát triển được tiếp xúc với nhiệt độ đóng băng, điều này có thể gây thiệt hại đáng kể tới công dụng của vắc xin. Công nghệ này đang được thử nghiệm, và nhóm nghiên cứu hy vọng rằng nó sẽ có tác động lâu dài đến việc kiểm soát dịch bệnh ở các nước đang phát triển.
Nguồn: www.vista.gov.vn
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)