Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 15612 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Thông tin kết quả nhiệm vụ KH&CN
Sự tham gia của người dân trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (16/04/2025)
Nhằm đánh giá kết quả thực hiện của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tập trung cho kết quả của giai đoạn 2016 – 2020 tại các địa phương được lựa chọn trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, chú trọng phân tích các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp nhằm nâng cao sự tham gia của người dân, đóng góp vào sự phát triển bền vững của chương trình. Trường Đại học Trà Vinh đã triển khai nhiệm vụ nghiên cứu: “Sự tham gia của người dân trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” do PGS.TS Diệp Thanh Tùng làm chủ nhiệm.
Triển khai đề tài, nhóm tác giả đề tài đã lựa chọn khái niệm sự tham gia, trong đó: “ Tham gia là một loạt các quy trình mà thông qua đó các cộng đồng địa phương tham gia và đóng vai trò trong các vấn đề ảnh hưởng đến họ. Mức độ mà quyền lực được chia sẻ trong việc ra quyết định khác nhau”. Nghiên cứu cho thấy, chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam cần được tiếp cận như một tiến trình có sự tham gia của nhiều bên có liên quan. Trong đó, nhà nước đóng vai trò định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành tổ chức thực hiện, ban hành tiêu chí và đề ra các chính sách, cơ chế. Các tổ chức kinh tế hợp tác mà nòng cốt là vai trò của hợp tác xã nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, vừa là hỗ trợ để thực hiện những tiêu chí cần đạt được và là điều kiện phát huy nội lực rất hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... đóng vai trò là đơn vị tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, trong bối cảnh của Việt Nam, nông nghiệp, nông thôn, nông dân vẫn là những yếu tố quan trọng cấu thành nền kinh tế của đất nước. Chính vì vậy, vai trò và sự tham gia của người dân cần được đặt ở góc độ trung tâm, là chủ thể của các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đề tài này, cách tiếp cận sự tham gia với vai trò chủ thể của người dân là đối tượng nghiên cứu chính. Cách tiếp cận này đã định hình về nội dung và phương pháp nghiên cứu gồm:
(1)Đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016 – 2020 tại các địa phương được lựa chọn trên phạm vi toàn quốc: Để đạt được mục tiêu này, các phương pháp nghiên cứu được chia thành 2 nhóm: Một là tổng hợp các phương pháp phân tích tài liệu, thống kê mô tả để đánh giá các số liệu, chỉ tiêu và kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, so sánh với các kết quả ở giai đoạn trước; Hai là phương pháp định tính dựa trên phỏng vấn sâu đối với cán bộ tham gia: dựa vào ý kiến đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước địa phương để đánh giá các kết quả thực hiện, thuận lợi, khó khăn, đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước về sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện.
(2) Đo lường mức độ tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới, xét về tổng thể của cả chương trình và những khác biệt giữa các tiêu chí, địa phương, vùng miền: Trong xây dựng nông thôn mới, phương châm được Đảng và Nhà nước sử dụng để mô tả mức độ tham gia của người dân là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Cách tiếp cận này tương tự với cách tiếp cận về Bánh xe tham gia của Reed et al. (2018) hay Thang tham gia của Amstein Sherry R. (1969). Tuy nhiên, các nghiên cứu đa phần đánh giá sự tham gia của người dân cho một dự án, bao gồm các giai đoạn cụ thể của dự án. Trong khi đó, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bao gồm nhiều tiêu chí chung và nhiều tiêu chí cụ thể ở các lĩnh vực khác nhau, vì vậy, mức độ phức tạp hoàn toàn khác với các nghiên cứu đã được trích dẫn. Để phù hợp với đối tượng nghiên cứu cụ thể trong đề tài này, nhóm nghiên cứu đề xuất kết hợp các cách tiếp cận trên và phân loại thành 4 mức để tiến hành tính toán chỉ số tham gia PPI.
(3)Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới: Dựa trên đánh giá tổng quan các tài liệu về sự tham gia của người dân, các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân có thể được chia làm hai nhóm chính: (1) Nhóm đặc trưng kinh tế - xã hội hộ: Các đặc trưng kinh tế - xã hội của nông dân là rất quan trọng vì đây là những nguồn lực có thể ảnh hưởng đến xu hướng hành vi tham gia của họ. Điều này có thể giải thích tại sao sự tham gia thực tế của công chúng vẫn luôn ở mức thấp ở các nước đang phát triển mặc dù sự hiểu biết ngày càng tăng. Những người có điều kiện kinh tế xã hội cao có xu hướng tham gia vào tổ chức địa phương nhiều hơn những người có điều kiện kinh tế xã hội thấp. Theo đó, khung phân tích về các đặc điểm kinh tế- xã hội để phân tích ra quyết định được xét trên 3 khia cạnh chính là đặc tính của bộ (quy mô hội, trình độ giáo dục, giới tính và tuổi của chủ hội, điều kiện kinh tế (tổng thu nhập, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp, điện tích đất nông nghiệp) và vốn xã hội của hộ. (2) Nhóm các nhân tố hành vi tác động đến sự tham gia của người dân có thể chia làm 2 nhóm cụ thể nhóm các nhân tố thúc đẩy (nhóm có tính nội tại) và nhóm các nhân tố kéo (hay nhóm các yếu tố bên ngoài). Theo đó, nhóm nhân tố thúc đẩy sẽ bao gồm: nhận thức lợi ích mang lại, quy định nội tại, quy định xác định, quy định thụ động và niềm tin lãnh đạo chính sách. Nhóm nhân tố kéo bao gồm: hiệu quả của chiến lược truyền thông và động lực bên ngoài.
Kết quả cho thấy, hiện nay các nghiên cứu thực nghiệm thường phân tích tác động riêng lẻ của 2 nhóm nhân tố (điều kiện kinh tế - xã hội hộ và nhóm nhân tố hành vi) mà chưa đặt mối quan hệ tương tác. Thực tế, thái độ sẽ dẫn đến ý định hành vi và hành vi quyết định tham gia của cá nhân còn được đặt trong bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội của cá nhân đó. Theo đó, nhóm điều kiện kinh tế - xã hội của cá nhân có thể được hiểu là nhân tố trung gian hoặc điều kiện đủ để dẫn đến quyết định hành vi của cá nhân. Nhóm đề tài đã dựa trên mô hình cấu trúc tuyến tính sử dụng biến điều tiết để phân tích tác động của các nhận thức hành vi đến mức độ tham gia của người dân, dưới sự điều tiết của các đặc điểm kinh tế -xã hội của hộ.
(4) Đo lường sự khác biệt về cảm nhận của các bê có liên quan khi tham gia xây dựng nông thông mới: Trong nghiên cứu này về đánh giá của các bên có liên quan về xây dựng nông thôn mới, nhóm nghiên cứu đề xuất phương pháp Q bao gồm 4 bước cụ thể như sau: Bước 1. Xây dựng và lựa chọn các phát biểu (Q-sample): Một nghiên cứu Q bắt đầu bằng cách phát triển những phát biểu về các chủ đề được tạo ra thông qua các nghiên cứu trước đó với những người tham gia. Theo đó, phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng kỹ thuật thảo luận với người am hiểu để hình thành nên các phát biểu về xây dựng nông thôn mới, với trọng tâm là các chỉ tiêu của nông thôn mới, cách thức triển khai và giải pháp đảm bảo sự phát triển bền vững của mô hình. Số lượng phù hợp của các phát biểu sau khi đã thống nhất cần trong khoảng từ 20 đến 60 phát biểu. Mỗi phát biểu, sau đó, được in thành các thẻ (Q-cards) để thuận tiện cho việc lựa chọn ở các bước sau; Bước 2. Lựa chọn người tham gia (P-sample): Để ghi nhận ý kiến của các bên có liên quan về xây dựng nông thôn mới, đối tượng được mời để tham gia thảo luận bao gồm đại diện chính quyền xã, đại diện cho hộ gia đình, hợp tác xã, các tổ chức Đảng, đoàn thể…; Bước 3. Tiến hành phân loại Q (Q-sort): Các bên có liên quan tiến hành thảo luận theo nhóm nhỏ. Mỗi người được nhận các thẻ phát biểu (Q-cards) và lựa chọn mức độ đồng ý với từng phát biểu theo 11 mức (tir +5 den -5); Bước 4. Phân tích kết quả: Các kết quả thảo luận được phân tích bằng phần mềm R, sử dụng phân tích nhân tố bằng ma trận xoay Varimax.
(5) Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong chương trình nông thôn mới hiện tại và ở các giai đoạn tiếp theo: Căn cứ vào kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân và những khác biệt về đánh giá giữa các bên có liên quan trong quá trình xây dựng nông thôn mới để đề xuất các hàm ý chính sách và giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong chương trình nông thôn mới hiện tại và ở các giai đoạn tiếp theo, góp phần vào sự tăng trưởng bền vững của khu vực nông thôn. Các hàm ý chính sách và giải pháp được thảo luận giữa nhóm nghiên cứu và các bên có liên quan để xác định mức độ quan trọng và ưu tiên thông qua một hội thảo tổng kết kết quả nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tổng kết kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các địa bàn được khảo sát cho giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất các khuyến nghị phù hợp để tiếp tục triển khai các giai đoạn tiếp theo của chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới trên toàn quốc. Dưới góc độ nghiên cứu, đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam sử dụng phương pháp kết hợp giữa thang đo tham gia và chỉ số tham gia để đo lường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới; giới thiệu ứng dụng phương pháp Q trong việc lấy ý kiến của các bên có liên quan trong việc xây dựng nông thôn mới; nghiên cứu đánh giá về sự tham gia không chỉ có ý nghĩa đối với nghiên cứu về nông thôn mới, mà còn có tiềm năng mở rộng cho các nghiên cứu khác, áp dụng trong các lĩnh vực, chương trình đa dạng, có sự tham gia của các bên có liên quan.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin và Truyền thông Hải Phòng./.
- Nghiên cứu phát triển công nghệ tích hợp sinh học - hóa lý nhằm ứng dụng để xử lý... (26/04/2025)
- Hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi ốc hương thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn (23/04/2025)
- Hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi ốc hương thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn (23/04/2025)
- Sản xuất thử nghiệm chế phẩm thảo dược có hoạt tính kháng khuẩn sử dụng trong thức... (21/04/2025)
- Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học từ cây sở, cây dầu giun... (18/04/2025)