Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 622
Tổng truy cập : 57,998

Văn hóa - Xã hội Nông thôn

Suy ngẫm về “Phúc đức tại mẫu” (22/03/2018)

          “Muốn giáo dục một đứa trẻ, thì phải giáo dục 20 năm trước khi đứa bé đó chào đời”. Người mẹ có ảnh hưởng rất lớn với con cái, không chỉ chăm bẵm nuôi dưỡng mà còn dạy dỗ. Trong gia đình, nếu cha là nóc che nắng mưa thì mẹ là cái nền vững chắc cho con đứng vững từ những bước chập chững đầu đời.

Chín tháng mười ngày mang con trong dạ, đến khi chào đời, ôm ấp, bú mớm, nâng niu… những điều đó đã làm cho vai trò làm mẹ của người phụ nữ trở thành mật thiết, gắn liền với cuộc sống người con hơn.

Ngay từ khi em bé bắt đầu hoài thai, em đã mang trọn vẹn những gì mà cha và mẹ cho mình. Từng ngày và từng giờ em lớn lên, sống bằng những dòng máu nóng của mẹ, và ảnh hưởng từng hơi thở, lời nói, hay một tác động nhỏ của mẹ.

Khi lọt lòng, dù em chưa nhìn thấy mẹ là ai, nhưng bản năng đã chỉ cho em biết rõ ràng chỉ có một người nào đó mới chính là mẹ em. Mũi em đánh hơi thấy mẹ, tay em quờ quạng, môi em hé mở nuốt dòng sữa thơm tho chắt chiu từ mẹ, nguồn cung cấp cho em sinh lực đầu đời. Và rồi em hoàn toàn lệ thuộc vào người ấy. Đó cũng là sức mạnh vô hình và siêu việt của người mẹ.

Người Việt Nam có câu: “Phúc đức tại mẫu”. Phúc đức, theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt là “điều tốt lành để lại do con cháu do ăn ở tốt, theo quan niệm truyền thống”. Con cái được thừa hưởng điều tốt lành, may mắn từ người mẹ, do cách ăn ở, cư xử, sự gương mẫu, cách giáo dục của người mẹ mà ra. Người mẹ chính là thầy dạy đầu tiên của việc hình thành nhân bản nơi đứa con.

Phúc đức tại mẫu, một chân lý ở mọi nơi, mọi tôn giáo đều không bao giờ cũ.

Vòng quay truyền thống của thương yêu và sự hy sinh cao cả của những người mẹ đóng góp cho đời những tác phẩm tuyệt vời của mình - những người con, truyền giữ được giống nòi, giữ được văn hóa, giữ được truyền thống của dân tộc.

 

Nguồn: Báo Dân trí