Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 4924 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Tăng gấp ba lần tỷ lệ thành công của việc chuyển nhân tế bào thể (06/11/2015)
Khi bàn luận về nhân bản vô tính để làm bản sao của một bộ phận cơ thề thì từ ngữ nhân bản vô tính sinh sản (reproductive cloning) được sử dụng. Trong tiến trình nhân bản vô tính này, các nhà khoa học dùng phương pháp nguyên thủy gọi là chuyển nhân tế bào thể SCNT (somatic cell nuclear transfer), phương pháp mà trước đây đã được dùng để tạo sinh cừu Dolly.
Nhóm nghiên cứu tế bào gốc thuộc Tập đoàn bệnh viện CHA Hàn Quốc đã phát triển thành công công nghệ có thể tăng gấp ba lần tỷ lệ thành công của việc chuyển nhân tế bào thể (SCNT), từ 1,2% lên 7%. Nhóm nghiên cứu cho biết đã tìm ra phương pháp khắc phục được nguyên nhân căn bản khiến tỷ lệ thành công của chuyển nhân tế bào thể lại khác nhau tùy theo chất lượng của trứng dùng để nhân bản.
Nhóm nghiên cứu cho biết tỷ lệ thành công thấp của SCNT là do trong giai đoạn phôi nhân bản tế bào thể có tác động của enzim histone methyl làm kiềm hãm biểu hiện gen. Nhóm nghiên cứu đã thêm enzim dimethyl vào phôi nhân bản tế bào thể để làm giảm tác động của enzim histone methyl xuống, khiến tỷ lệ thành công của SCNT được tăng lên gấp ba lần.
Nhóm nghiên cứu cho biết dựa trên kết quả này nhóm đã tiến hành tạo ra năm "thuốc điều trị phù hợp với bệnh nhân" để đăng ký thí nghiệm lâm sàng với ba bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng.
Nghiên cứu lần này được thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ Tương lai, khoa học và sáng tạo và Quỹ nghiên cứu quốc gia Hàn Quốc (NRF). Kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên tờ "Cell Stem Cell".
Nguồn: vista.vn (Theo KBSworld)
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)