Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 19148
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Tăng trưởng khối u được thúc đẩy bởi các tế bào tủy xương ở bệnh ung thư vú (21/12/2018)

Nghiên cứu mới, được công bố trên Tạp chí Experimental Medicine, cho thấy cơ chế mới giúp thúc đẩy sự phát triển khối u trong ung thư vú có tác động tiêu cực. Tuy nhiên, những phát hiện này cũng có thể giúp các nhà khoa học phát triển phương pháp điều trị riêng phù hợp với khối u ung thư vú. Tác giả nghiên cứu-Neta Erez-Giảng viên cao cấp ở Đại học Tel Aviv - Israel lưu ý trong nghiên cứu của họ, ung thư vú vẫn là "một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến ung thư ở phụ nữ ở phương Tây", mặc dù những nỗ lực nghiên cứu trong cộng đồng y tế và chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng. Ở Hoa Kỳ, ung thư vú vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do ung thư ở phụ nữ thuộc mọi chủng tộc và sắc tộc.

 

 

Các khối u ung thư vú cần các tế bào nguyên bào sợi từ các mô vú xung quanh để phát triển và lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

 

Nghiên cứu mới của Giáo sư Erez và các đồng nghiệp đã khám phá nguyên bào sợi - tế bào cho phép tăng trưởng khối u, mặc dù không phải là ung thư. Trong trường hợp ung thư vú, các nguyên bào sợi này giúp các tế bào ung thư sinh sôi nảy nở bằng cách thúc đẩy viêm và giúp hình thành các mạch máu cung cấp máu giàu dưỡng chất và oxy cho các khối u đang phát triển. Cho đến nay, các nhà khoa học cho rằng hầu hết những tế bào này đến từ mô vú xung quanh, nhưng nghiên cứu mới này cho thấy nguyên bào sợi thực sự xuất phát từ tế bào tủy xương.

 

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm ung thư vú trên mô hình chuột và nhận thấy tỷ lệ đáng kể “nguyên bào sợi liên quan đến ung thư" xuất phát từ tế bào bào gốc trung mô - đó là tế bào tủy xương có hình dạng "trục chính" có khả năng phân biệt với các tế bào khác, chẳng hạn như những tế bào hình thành xương, cơ, sụn hoặc mô liên kết. Tuy nhiên, trong trường hợp ung thư vú, Giáo sư Erez và cộng sự phát hiện ra những khối u có thể "kết nạp" các tế bào gốc trung mô này từ tủy xương và khiến chúng phân hóa thành nguyên bào sợi - từ đó giúp khối u phát triển nhanh hơn. Không giống như các nguyên bào sợi liên quan đến ung thư khác, nguồn gốc từ tế bào tủy xương không có một protein tín hiệu được gọi là PDGFRα là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, các tế bào bù đắp cho sự thiếu hụt này bằng cách sản xuất quá nhiều protein gọi là clusterin. Protein này giúp các khối u tạo ra nhiều mạch máu hơn và nhân nhanh hơn nhiều so với những protein được độc quyền thúc đẩy bởi nguyên bào sợi từ mô vú gần đó. Quan trọng hơn, các nhà khoa học đã nhân rộng các phát hiện của họ trong mô ung thư vú ở người. Họ phát hiện ra rằng các khối u ung thư vú ở người cũng có các nguyên bào sợi bị lấy mất PDGFRα, khiến các nhà nghiên cứu tin rằng các nguyên bào sợi này cũng có thể đến từ các tế bào tủy xương. Kết quả là các khối u ung thư vú với hàm lượng protein PDGFRα thấp hơn có nhiều khả năng bị chết vì ung thư.

 

Giáo sư Erez cũng nhận xét: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc tìm kiếm các nguyên bào sợi có nguồn gốc từ tủy xương là rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của khối u, có thể bằng cách tăng cường hình thành mạch máu. Hiểu biết về chức năng của các nguyên bào sợi liên quan đến ung thư này có thể tạo cơ sở cho việc phát triển phương pháp điều trị mới, đồng thời nhắm vào các nguyên bào sợi có nguồn gốc tủy xương cũng như các tế bào ung thư".

 

Nguồn: N.T.T (NASATI)/www.vista.gov.vn

Cập nhật: 10/12/2018