Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 7085 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Tế bào gốc giúp tăng được lượng sản xuất hồng cầu (16/08/2012)
Theo một nghiên cứu mới, nhờ sử dụng tế bào gốc của người, các nhà khoa học đã phát triển các biện pháp để tăng lượng sản xuất hồng cầu trong phòng thí nghiệm.
Nghiên cứu này có thể làm tăng đáng kể nguồn cung máu cần thiết cho việc truyền máu và có thể được sử dụng để sản xuất bất cứ nhóm máu nào.
TS Anthony Atala, Tổng biên tập Tạp chí Stem Cells Translational Medicine đăng tải nghiên cứu trên, cho biết: "Sản xuất hồng cầu từ tế bào gốc có tiềm năng khắc phục nhiều khó khăn trong hệ thống hiện nay, trong đó có những thiếu hụt đôi khi xảy ra. Nhóm này đã có một đóng góp quan trọng cho nỗ lực của các nhà khoa học tìm cách sản xuất hồng cầu trong phòng thí nghiệm".
Hiện máu cần thiết để truyền cho bệnh nhân chỉ có được thông qua hoạt động hiến máu, do đó có thể dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung, đặc biệt đối với những người mang các nhóm máu hiếm.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã có thể sản xuất hồng cầu khối lượng lớn hơn từ 10-100 lần bằng việc sử dụng các tế bào gốc từ máu cuống rốn và máu tuần hoàn cũng như tế bào gốc trong thời kỳ đầu phát triển.
Việc các nhà khoa học có thể tạo ra những khối lượng hồng cầu lớn ở quy mô công nghiệp có thể cách mạng hóa lĩnh vực y tế truyền máu.
Lấy máu thông qua một hệ thống dựa trên hiến tặng cũng tốt nhưng đắt đỏ, dễ bị tác động bởi sự gián đoạn và thiếu hụt nên khó có thể đáp ứng nhu cầu của những người cần truyền máu liên tục, vì vậy nghiên cứu trên có thể là một biện pháp thay thế dài hạn bền vững.
Nguồn: Vietnam+
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)