Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 17005 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Tế bào mới có khả năng khống chế phản ứng đào thải trong cấy ghép gan (17/03/2016)
Các nhà khoa học Nhật Bản mới đây đã sử dụng tế bào lympho trong gan để nuôi cấy một loại tế bào đặc biệt có khả năng ức chế phản ứng đào thải trong cấy ghép gan. Phương pháp này sẽ giảm bớt được gánh nặng cho bệnh nhân mắc bệnh gan, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Người bệnh sau khi được tiếp nhận cấy ghép gan, thì hệ miễn dịch của họ sẽ tiến hành tấn công vào gan mới được cấy vào, từ đó sinh ra phản ứng đào thải. Để khống chế hiện tượng đào thải này, bệnh nhân sau khi được cấy ghép gan cần dùng thuốc ức chế miễn dịch. Nhưng những loại thuốc này rất đắt và còn khiến hệ miễn dịch của người bệnh kém đi, từ đó dễ mắc bệnh về truyền nhiễm, ung thư và khiến chức năng thận bị suy yếu, cũng như tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tăng lên.
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Hokkaido và Hwasun, Nhật Bản đã hợp tác với nhau tiến hành nghiên cứu với 10 bệnh nhân có độ tuổi từ 39 đến 63 cần phải cấy ghép gan. Trước khi cấy ghép gan, các nhà khoa học lấy tế bào lympho của người cho gan và bệnh nhân phải tiếp nhận cấy ghép gan cho pha trộn với nhau, rồi cho thêm một loại kháng thể đặc biệt vào, để nuôi cấy ra tế bào điều tiết T không có khả năng loại bỏ tế bào lympho trong cơ quan trong cơ thể. Sau khi phẫu thuật cấy ghép kết thúc trong 2 tuần, các nhà khoa học lại lấy tế bào T để cấy vào cơ thể bệnh nhận phải tiếp nhận cấy ghép thận. Tính đến cuối tháng 1 năm 2016, trong 10 bệnh nhân trên có 7 người trong thời gian 2 năm không dùng thuốc ức chế miễn dịch vẫn duy trì được cuộc sống, ngoài ra có 3 bệnh nhân đã hạn chế được lượng thuốc ức chế miễn dịch phải dùng.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, nếu như liệu pháp này có thể phát triển thành phương pháp điều trị thì những bệnh nhân cấy ghép gan phải dùng thuốc ức chế miễn dịch cũng sử dụng được phương pháp này.
Nguồn: vista.gov.vn (Theo http://www.sciencenet.cn)
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)