Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 4765 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Thận nuôi cấy trong phòng thí nghiệm hoạt động trên động vật (09/10/2015)
Theo một nghiên cứu mới của Nhật Bản, thận nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đã được kết nối thành công vào hệ bài tiết của chuột và lợn, cho phép cơ quan này hoạt động và phát triển phù hợp.
Hiện nay, bệnh nhân suy thận có thể được lọc máu, nhưng phương pháp này hạn chế ở chỗ khó xác định thời gian duy trì liệu pháp này. Trên toàn thế giới, số bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần được thay thận đang gia tăng do thiếu nội tạng hiến tặng.
Nhóm nghiên cứu cho biết đã nuôi cấy thành công thận từ tế bào gốc của người, nhưng không có cách nào để cho thận bài tiết nước tiểu.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã nuôi cấy một phần thận lợn bằng hậu thận hoặc các tế bào từ phôi lợn trong bào thai. Quả thận này phát triển và sản sinh nước tiểu, nhưng cuối cùng không chịu được chứng thận ứ nước do không thể bài tiết nước tiểu.
Để khắc phục, nhóm nghiên cứu đã tạo một đường dẫn nước tiểu từ thận nhân tạo ra ngoài cơ thể chuột bằng cách phát triển hậu thận của chuột nhờ có các bàng quang được tạo ra từ lỗ huyệt. Khi thận được cấy ghép vào chuột, các bàng quang nhân tạo được kết nối với bàng quang của chuột, cho phép bài tiết nước tiểu ra ngoài.
Phương pháp này được chứng minh thành công ở lợn, trong đó thận hoạt động, phát triển và lợn có khả năng bài tiết nước tiểu. Thận nhân tạo hoạt động thành công trên động vật là bước tiến lớn hướng tới mục tiêu cấy ghép thận cho người mà các nhà khoa học theo đuổi nhiều năm qua.
Nguồn: khoahocvacongnghevietnam.com.vn
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)