Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 61791 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Thành phần trong aged cheese có thể ngăn ngừa ung thư gan, kéo dài tuổi thọ (06/05/2017)
Spermidine - một thành phần được phát hiện thấy trong các loại phô mai có qua giai đoạn ủ chín và một số loại thực phẩm khác có thể giúp kéo dài tuổi thọ
Một nghiên cứu mới của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Texas A & M, College Station cho thấy, một phương pháp đơn giản có thể giúp giảm nguy cơ ung thư gan và kéo dài tuổi thọ đó là ăn nấm, đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt, các loại phô mai có qua giai đoạn ủ chín (aged cheese; cần thời gian ủ, lên men rồi mới ăn, ví dụ như parmesan cần 14-24 tháng) và các thực phẩm khác giàu spermidin.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những con chuột được cung cấp bổ sung đường uống chất spermidine ít có khả năng bị xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) - dạng ung thư gan phổ biến nhất - so với loài gặm nhấm không được bổ sung. Hơn nữa, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng spermidine làm tăng tuổi thọ của chuột lên đến 25%.
Tiến sỹ Leyuan Liu, Viện Khoa học và Công nghệ Texas A&M, đồng tác giả nghiên cứu, và các đồng nghiệp gần đây đã công bố kết quả này trên tạp chí Cancer Research.
Spermidine là một polyamine - một hợp chất có ít nhất hai nhóm amin - ban đầu được phân lập từ tinh dịch. Spermidine cũng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên, bao gồm các loại phô mai có qua giai đoạn ủ chín, nấm, đậu, đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt và ngô.
Một số công trình nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng spermidin có trong chế độ ăn kiêng sẽ có lợi cho sức khoẻ và một nghiên cứu về mối liên quan đến việc bổ sung spermidine đường uống với sức khoẻ tim tốt hơn và tuổi thọ kéo dài ở chuột cũng đã được công bố trong tạp chí Nature Medicine năm ngoái trong khi đó một nghiên cứu gần đây lạicho thấy mối liên kết giữa hợp chất này với chứng giảm huyết áp. Còn đối với nghiên cứu mới nhất này, Liu và các đồng nghiệp đã tiến hành điều tra xem liệu spermidine có các đặc tính chống ung thư hay không.
Việc cung cấp bổ sung spermidine giúp tuổi thọ tăng lên nhanh chóng
Để có được những kết quả nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã bổ sung spermidine đường uống cho những con chuột dễ phát triển các tế bào ung thư gan (HCC) hoặc xơ gan, hình thành các mô sẹo ở gan dẫn đến ung thư gan. Kết quả là những con chuột này không những ít có khả năng phát triển HCC hoặc xơ gan hơn so với những con gặm nhấm không được bổ sung spermidine, mà chúng còn sống lâu hơn.
Tiến sỹ Liu cho biết: “Đây là sự tăng tuổi thọ (tăng lên khoảng 25%) ấn tượng trong các mô hình động vật. Đối với con người sự gia tăng này có nghĩa là thay vì sống khoảng 81 tuổi, tuổi thọ trung bình người Mỹ có thể sống được trên 100 tuổi”.
Tác giả nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng, mức tuổi thọ tăng lên 25% chỉ có được trong những con chuột được cung cấp bổ sung spermidine; tuổi thọ của những loài gặm nhấm được bổ sung spermidine cũng tăng lên 10%.
Trong nghiên cứu trước đây, Liu và nhóm nghiên cứu đã phát hiện thấy việc không có quá trình autophagy-quá trình mà các tế bào “tự ăn” các mảnh vỡ của chúng-làm gia tăng hình thành ung thư.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy lợi ích của spermidine bị giảm đi khi không có protein có tên là MAP1S, đây là protein gây ra cơ chế autophagy. Do đó nhóm nghiên cứu phỏng đoán rằng các hiệu ứng bảo vệ chống ung thư của hợp chất đã giảm sự gia tăng MAP1S. Tuy nhiên cũng cần nghiên cứu thêm để xác định mức độ an toàn và hiệu quả của việc cung cấp spermidine cho người mặc dù nhóm nghiên cứu tin rằng nó có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khoẻ.
Tiến sỹ Liu Leyuan nhấn mạnh rằng: “Mặc dù nghiên cứu vẫn đang ở giai đoạn đầu, nhưng một ngày nào đó, cách tiếp cận này sẽ cung cấp một chiến lược mới để có thể kéo dài tuổi thọ, ngăn ngừa hoặc đảo ngược xơ gan, và ngăn ngừa, trì hoãn, hoặc điều trị ung thư tế bào ở người”.
Nguồn: vista.gov.vn
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)