Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 50311 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Theo dõi quỹ đạo bay của các giọt bắn bay hơi sau khi ho (06/11/2020)
Đại dịch COVID-19 vẫn tiếp diễn khiến nhiều nhà khoa học nghiên cứu về sự lan truyền của các giọt bắn trong không khí trong các điều kiện và môi trường khác nhau. Các nghiên cứu mới nhất kết hợp những khía cạnh quan trọng về tính chất vật lý của chất lỏng để nâng cao hiểu biết về sự lan truyền của virus.
Những giọt bắn bay hơi trở thành sol khí dễ bị hít vào sâu trong phổi, gây nhiễm trùng đường hô hấp mạnh hơn những giọt bắn lớn không bay hơi.
Trong một bài báo mới được công bố trên tạp chí Physics of Fluids, các nhà khoa học tại Viện Tính toán hiệu năng cao thuộc A*STAR đã tiến hành nghiên cứu sự phân tán giọt bắn bằng cách mô phỏng dòng khí với độ trung thực cao. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện một giọt bắn sau khi ho có kích thước 100 micromet trong điều kiện tốc độ gió 2m/giây, có thể bay xa tới 6,6 m và thậm chí xa hơn trong điều kiện không khí khô do các giọt bay hơi.
Fong Yew Leong, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Ngoài đeo khẩu trang, chúng tôi nhận thấy giãn cách xã hội nhìn chung có hiệu quả, vì sự lắng đọng giọt bắn được chứng minh giảm ở một người ho đứng cách xa ít nhất 1m”.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các công cụ tính toán để lý giải các công thức toán học phức tạp thể hiện dòng khí và các giọt sau khi ho trong không khí xung quanh cơ thể người ở các tốc độ gió khác nhau và khi bị tác động bởi các yếu tố môi trường khác. Họ cũng đánh giá kết quả lắng đọng giọt bắn trên một người ở khoảng cách nhất định.
Một cơn ho thông thường phát ra hàng nghìn giọt bắn trên phạm vi rộng. Các nhà khoa học nhận thấy những giọt bắn cỡ lớn lắng xuống mặt đất nhanh chóng do trọng lực nhưng có thể bay xa tới 1 m ngay cả khi không có gió. Những giọt bắn cỡ trung bình có thể bốc hơi thành những giọt nhỏ, nhẹ hơn theo gió di chuyển xa hơn.
Các nhà nghiên cứu đã phác họa bức tranh chi tiết về sự phân tán giọt bắn khi kết hợp các yếu tố sinh học của virus (như hàm lượng virus không bay hơi trong quá trình bay hơi của giọt bắn) vào mô hình phân tán của các giọt bắn trong không khí.
Hongying Li cho biết: “Một giọt bắn bay hơi sẽ giữ lại hàm lượng virus không bay hơi, do đó, lượng virus tăng đáng kể. Có nghĩa là những giọt bắn bay hơi trở thành sol khí dễ bị hít vào sâu trong phổi, gây nhiễm trùng đường hô hấp mạnh hơn những giọt bắn lớn không bay hơi".
Kết quả phát hiện cũng phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện môi trường như tốc độ gió, độ ẩm và nhiệt độ môi trường xung quanh và dựa trên các giả định được đưa ra từ các tài liệu khoa học hiện có về khả năng tồn tại của virus COVID-19.
Nghiên cứu này tập trung vào sự lây truyền virus qua đường không khí ngoài trời ở môi trường nhiệt đới. Tuy nhiên, các nhà khoa học dự kiến sẽ áp dụng những phát hiện của họ để đánh giá rủi ro trong môi trường trong nhà và ngoài trời, nơi có đám đông tụ tập như hội trường hoặc rạp hát. Nghiên cứu cũng có thể được sử dụng để thiết kế các môi trường tối ưu hóa sự thoải mái và an toàn như các phòng bệnh cần có sự lưu thông không khí trong nhà và cũng là nơi có sự lây truyền mầm bệnh trong không khí.
Nguồn: N.P.D/vista.gov.vn
Ngày cập nhật: 05/11/2020
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)