Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 50678 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Thử nghiệm virus \"tiêu diệt tế bào ung thư\" (31/10/2014)
Các nhà khoa học Trung Quốc sẽ thử nghiệm virus M1, được cho là có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây hại tế bào bình thường, trên cơ thể khỉ vào tuần tới.
Theo Shanghaiist, đây là công trình nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc Đại học Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông, đứng đầu là giáo sưYan Guanngmei. M1 là một loại alphavirus (oncolytic alphavirus), được lấy từ loài muỗi có ở tỉnh Hải Nam. Virus M1 có thể hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư mà không gây hại đến các tế bào bình thường khác.
Nhóm nghiên cứu virus M1, đứng đầu là giáo sư Yan Guangmei (đeo kính, giữa) tại Đại học Trung Sơn. (Ảnh:CRI)
Trong tuần tới, hoạt động thử nghiệm sẽ được áp dụng đối với khỉ nhằm kiểm tra tác dụng phụ. Yan cùng đồng nghiệp rất lạc quan về kết quả, bởi một virus M1 có thể tiêu diệt 10 tế bào ung thư. Điều đó cho thấy nó có sức mạnh tương đối lớn.
"Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện loài muỗi này từ năm 1964. Thành công của chúng tôi là chứng minh được rằng virus từ loài muỗi này có thể được sử dụng trong các phương pháp chữa trị bệnh ung thư", giáo sư Yan nói. Các kết quả đánh giá cho thấy M1 có tác dụng với tế bào ung thư ở gan, bàng quang, ruột kết và trực tràng.
Theo Yan, hoạt động kiểm tra trước đó từng được tiến hành trên cơ thể chuột và thỏ. Nhóm nghiên cứu dự định sẽ hoàn thành giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trong vòng ba năm, trước khi có thể áp dụng đối với con người.
Trong số liệu báo cáo năm 2013 của tạp chí Chinese Medical, tại Trung Quốc, cứ một phút thì có khoảng 6 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Tỷ lệ các ca ung thư mới hàng năm ở quốc gia này là 3,12, dẫn đến con số tử vong hơn hai triệu người mỗi năm.
Nguồn: vnexpress.net
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)