Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 14078
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Thủy tinh hoạt tính sinh học có thể làm tăng tuổi thọ của vật liệu trám răng (12/01/2016)

Theo GS. Jamie Kruzic thuộc trường Đại học Oregon, "gần như tất cả các vật liệu trám răng cuối cùng cũng sẽ bị hỏng", trong đó một số loại có tuổi thọ chừng 6 năm. Đây là lý do nhóm của GS. Kruzic nghiên cứu thủy tinh hoạt tính sinh học - vật liệu trám răng lâu bền hơn.

Hiện nay, vật liệu trám răng composit được làm từ hỗn hợp polime và chất trám là thủy tinh trơ. Tuy nhiên, thủy tinh hoạt tính sinh học lại không trơ. Vật liệu này bao gồm các hợp chất như oxit phốtpho, oxit silic và oxit canxi, có khả năng đẩy lùi các vi khuẩn trong miệng gây sâu răng. Người ta cho rằng các ion được giải phóng từ thành phần canxi và photphat có tác dụng đầu độc vi khuẩn.

Một trong những lý do chính dẫn đến sự phân rã của vật liệu trám răng là do sâu răng thứ cấp. Hiện tượng này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào giao diện giữa vật liệu trám răng và răng làm cho răng về cơ bản bị sâu từ trong ra ngoài. Tuy nhiên, trong các thử nghiệm tại lab đối với răng hàm của người, răng được đổ vật liệu trám chứa thủy tinh hoạt tính sinh học, có khả năng chống sâu răng thứ cấp mạnh hơn.

Bản thân thủy tinh ở dạng bột được trộn với polime có trong các vật liệu trám răng thông thường. Vật liệu composit tạo thành rất cứng. Trên thực tế, khi phân tích vật liệu composit có trọng lượng gồm 15% thủy tinh hoạt tính sinh học, các nhà khoa học đã phát hiện thấy tính chất cơ học của vật liệu này tương tự hoặc thậm chí vượt trội hơn so với vật liệu composit nha khoa thông thường.

GS. Kruzic cho rằng nếu các thử nghiệm lâm sàng cho kết quả như trong phòng thí nghiệm, việc kết hợp thủy sinh hoạt tính sinh học vào trong các công thức của vật liệu trám răng composit hiện có sẽ rất dễ dàng. 

Báo cáo nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Dental Materials. 

 

Nguồn: vista.gov.vn (Theo Gizmag, 23/12/2015)