Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 12376 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Văn hóa - Xã hội Nông thôn
Trang bị kỹ năng ứng xử trên mạng xã hội cho con (10/08/2017)
Mạng xã hội đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của phần lớn giới trẻ. Thế nhưng, song hành với sự tiện ích thì nó cũng đem đến nhiều nguy cơ khó lường khi các em thiếu các kỹ năng sống, kỹ năng phòng vệ cả ngoài đời lẫn trên mạng. Cha mẹ cũng cần đồng hành, chia sẻ, điều chỉnh cho con để tránh những điều xấu.
Những khi có chuyện bức xúc, các em lên mạng, bày tỏ thái độ về bạn bè, về thầy cô, về cha mẹ một cách thoải mái, với những ngôn từ thô lỗ, thậm chí xúc phạm.
Điều đáng nói là những phát ngôn càng phản cảm, gây sốc càng thu hút sự quan tâm, theo dõi, like, bình luận của cộng đồng mạng.
Dạy, giải thích cho con của mình về những mặt trái của mạng xã hội và cách ứng xử trên mạng xã hội là điều cần thiết mà các phụ huynh nên làm.
Thạc sĩ Tâm lý - Xã hội học Phạm Thị Thúy, Học viện Hành chính TPHCM, cho rằng, trước nhiều thông tin tốt xấu, thật giả lẫn lộn trên mạng xã hội, thay vì cấm đoán, có cái nhìn tiêu cực, phụ huynh nên hướng dẫn con ứng xử văn hóa trên mạng xã hội một cách đúng mực.
Dạy con thận trọng khi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Các tin đồn hay tin tức giả mạo có thể dễ dàng lan tỏa trên mạng hãy dạy con cách kiểm tra nguồn và xác minh thông tin trước khi định chia sẻ thông tin nào đó, đặc biệt là những thông tin nhạy cảm hay có ảnh hưởng lớn.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần có những bài học đạo đức, tạo thói quen ứng xử văn hóa ngay từ nhỏ. Ví dụ như cha mẹ dạy con cái biết “đi thưa về chào”, tôn trọng người khác...
Đồng thời, cha mẹ phải giám sát và chỉ bảo khi con có hành vi thiếu văn hóa. Có thể thấy, các biện pháp cổ điển ngăn cấm giới trẻ tiếp xúc, bắt chước cái xấu là không hiện thực, dễ phản tác dụng.
Phụ huynh cần nhắc nhở con chỉ kết bạn với những người mà con quen biết ngoài đời hoặc có thông tin cá nhân rõ ràng, tránh kết bạn lung tung và cung cấp thông tin cá nhân bừa bãi. Hãy cho trẻ biết việc đó tiềm ẩn những nguy cơ gì, thậm chí là ảnh hưởng đến danh dự và cả tính mạng. Mẹ có thể nêu những ví dụ nguy hiểm do kết bạn lung tung, không an toàn trên mạng.
Cách tốt nhất là nên có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình để hướng dẫn, đồng hành cùng con trẻ. Nhà trường nên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề hướng về giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch, giao tiếp ứng xử.
Việc tham gia các hoạt động tập thể như chơi các trò chơi lành mạnh là cơ hội rất tốt để các bạn có điều kiện trao đổi với các thầy cô, trò chuyện cùng bạn bè, được rèn luyện về kỹ năng giao tiếp một cách thông minh, biết làm chủ bản thân.
Nguồn: Báo Mới
- Phân loại rác thải từ nguồn: ý thức người dân là quan trọng nhất (08/12/2021)
- Người dân hạn chế di chuyển khi F0 tăng nhanh (08/12/2021)
- “Tín dụng đen online” và nỗi ám ảnh trò “khủng bố” đòi nợ (29/11/2021)
- Làng nghề bánh đa Kinh Giao - nét văn hóa đặc trưng của thành phố biển Hải Phòng (27/10/2021)
- Cần có thêm “ranh giới” để nâng cao ý thức phòng, chống dịch (06/10/2021)
- Vui mừng nhưng không chủ quan (30/09/2021)