Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 45785 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Trẻ sơ sinh có thể miễn dịch nhờ sữa mẹ khi mẹ từng mắc COVID-19 (10/11/2021)
Các nhà nghiên cứu phát hiện các kháng thể trong sữa mẹ - Immunoglobulin A (IgA) kích thích khả năng miễn dịch tích cực ở trẻ sơ sinh, qua đó kích hoạt hệ thống miễn dịch của trẻ sản xuất IgA.
Một phụ nữ mang thai được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Tel Aviv (Israel), ngày 23/1/2021.
Những kháng thể COVID-19 có sẵn trong cơ thể người mẹ có tiền sử mắc COVID-19 truyền sang con trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ trên thực tế mang lại nhiều lợi ích vượt trội hơn so với những gì các nhà khoa học từng biết đến. Thông tin này vừa được công bố trên JAMA Network Open ngày 3/11.
Để có được kết luận trên, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu 21 trẻ sơ sinh có mẹ từng mắc COVID-19 trong thời gian sinh nở.
Kết quả 2 tháng nghiên cứu sau đó cho thấy lượng kháng thể Immunoglobulin G (IgG) trong máu và dịch ngoại bào sản sinh trong quá trình cơ thể người mẹ phản ứng với tình trạng viêm nhiễm do SARS-CoV-2, đã được vận chuyển từ sữa mẹ vào máu của thai nhi và đây được xem là một quá trình miễn dịch thụ động.
Thêm đó, các nhà nghiên cứu còn phát hiện các kháng thể trong sữa mẹ - Immunoglobulin A (IgA) đã kích thích khả năng miễn dịch tích cực ở trẻ sơ sinh, qua đó kích hoạt hệ thống miễn dịch của trẻ sản xuất IgA của riêng chúng.
So với phương pháp nuôi con bằng sữa công thức của những bà mẹ từng mắc COVID-19, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có lượng kháng thể IgA tự sản sinh ứng phó với SARS-CoV-2 cao hơn hẳn trong nước bọt.
Tiến sỹ Rita Carsetti của Bệnh viện nhi Bambino Gesu và bác sĩ Gianluca Terrin của Đại học Sapienza của Italy đều khẳng định đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh người mẹ có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch tích cực của trẻ sơ sinh thông qua việc chuyển các phân tử miễn dịch trong sữa mẹ.
Trước đó, một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Tây Ban Nha phát hiện ra rằng những phụ nữ được tiêm phòng vaccine COVID-19 trong khi cho con bú sẽ truyền kháng thể cho con qua sữa của họ. Nghiên cứu này cho thấy kháng thể IgA và IgG SARS-CoV-2 tiết ra trong sữa rất mạnh vào tuần thứ 6 sau khi tiêm vaccine. IgA tiết ra ngay sau 2 tuần khi tiêm vaccine; IgG tiết ra và đạt đỉnh sau 4 tuần (1 tuần sau khi tiêm mũi 2).
Tiến sỹ Rebecca Powell, Khoa Y của Icahn - Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, khoảng 10% trẻ sơ sinh mắc COVID-19 cần được chăm sóc đặc biệt. Các kháng thể trong sữa mẹ hơi khác với các kháng thể IgG chiếm ưu thế trong máu và được kích hoạt bằng cách tiêm chủng - mặc dù một số kháng thể này cũng được tiết vào sữa mẹ.
Kháng thể chính là IgA, kháng thể này dính vào niêm mạc đường hô hấp và đường ruột của trẻ sơ sinh, giúp ngăn chặn virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ./.
Nguồn: Lan Phương/vietnamplus.vn
Ngày cập nhật: 04/11/2021
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)