Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 40610
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Triển vọng trong tái tạo sụn khớp và sửa chữa khớp nối xương (27/10/2016)

Những người bị rối loạn khớp xương hàm là do suy giảm sụn khớp, tuy nhiên nếu phương pháp điều trị chỉ chú ý đến các triệu chứng đề cập sẵn có thì sẽ không hồi phục được các mô bị tổn thương. Mới đây, một nghiên cứu mới trên chuột cho thấy có thể thao tác các tế bào gốc trong các khớp xương hàm để sửa chữa lại khớp xương.

Công trình nghiên cứu do Trung tâm Y tế - Đại học Columbia, New York đứng đầu đã được công bố trên tạp chí Nature Communications. Các tác giả của công trình nghiên cứu này đã mô tả cách thức thao tác các tế bào gốc trong khớp nối thái dương hàm (khớp giữa xương thái dương và xương hàm - TMJ) của những con chuột bị thoái hóa TMJ để chúng có thể tái tạo các sụn khớp trong khớp nối.

Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy các tế bào gốc sụn liên kết (màu xanh) từ sụn khớp TMJ tự tái tạo một cách tự nhiên khi cấy vào trong chuột sống. Hình ảnh: Trung tâm Y tế Đại học Mildred C. Embree / Columbia.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy việc chỉ cấy một tế bào gốc TMJ duy nhất vào chuột đã giúp các sụn khớp và xương cũng đã tự sản sinh một cách tự nhiên, thậm chí bắt đầu hình thành một ổ tủy xương. 

Theo Mildred C. Embreem, phó giáo sư về nha khoa tại Đại học Columbia nói: “Điều này rất thú vị cho lĩnh vực Răng Hàm Mặt bởi vì các phương pháp điều trị lâm sàng hiện có cho những bệnh nhân có vấn đề về hàm và TMJs bị hạn chế”.

Các tế bào gốc-các tế bào chưa trưởng thành-có tiềm năng để phát triển thành nhiều loại tế bào mô khác nhau-hứa hẹn lớn cho nền y học tái sinh, những vị trí mà mô bị sai hỏng, bị hư hỏng, hoặc bị tổn thương sẽ được sửa chữa lại để phát triển bằng các tế bào mới.

Lựa chọn thay thế cấy tế bào gốc

Có một phương pháp để tái tạo mô là cấy các tế bào gốc vào khu vực bị tổn thương cần sửa chữa. Tuy nhiên, theo như các tác giả giải thích trong bài báo của họ, phương pháp tiếp cận này có thể có thể đầy rủi ro - ví dụ, hệ thống miễn dịch của người nhận có thể thải ghép các tế bào của người cho, đưa mầm bệnh vào cơ thể người nhận, hoặc thậm chí gây ra các khối u.

Một cách tiếp cận lựa chọn khác đó là có thể tránh được những rủi ro này là các tế bào gốc có khả năng hiện diện ở những khu vực bị tổn thương nên có thể khiến cho các tế bào mới sửa chữa những mô bị hư hỏng. 

Sụn là một loại mô để đệm xương và các dây khớp nối để cho phép chuyển động trơn tru mà không gây đau đớn khi di chuyển. Trong TMJ, sụn có tên gọi là sụn liên kết. Loại sụn này cũng thấy có trong sụn chêm và sụn đĩa ở khớp gối giữa các đốt sống của cột sống. Một khi sụn liên kết này bị hư hỏng do bị chấn thương hoặc bị bệnh, nó sẽ không thể mọc lại hoặc không thể chữa lành được dẫn đến là bị thương tật vĩnh viễn.

Chỉ tính riêng ở Mỹ, có đến hơn 10 triệu người, chủ yếu là phụ nữ, bị mắc hội chứng TMJ. Những đứa trẻ bị bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên cũng có thể bị ức chế sinh trưởng hàm nhưng nhưng không thể điều trị bằng các loại thuốc hiện có. 

Viêm khớp tự phát thiếu niên (Juvenile Idiopathic Arthritis - JIA) là thuật ngữ do Liên đoàn quốc tế phòng chống các bệnh khớp (International League Against Rheumatic diseases - ILAR) đề xuất, nhằm thống nhất trên bình diện quốc tế về tên bệnh, phân loại nhóm bệnh viêm khớp tự miễn tuổi thiếu niên vốn có tên là viêm khớp mạn tính thiếu niên (Juvenile Chronic Arthritis- JCA) thường được dùng ở châu Âu - Anh hay viêm khớp dạng thấp thiếu niên (Juvenile Rheumatoid Arthritis - JRA) thường được dùng ở Mỹ - Canada với những tiêu chuẩn vốn có một số khác biệt. 

Các nhà nghiên cứu khuyến nghị kết quả nghiên cứu của họ có thể tạo ra các phương pháp điều trị mới để hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân này.

Ức chế tín hiệu Wnt 

Trong nghiên cứu của mình, Giáo sư Embree và các đồng nghiệp - bao gồm Jeremy Mao, Giáo sư Edwin S. Robinson về Nha khoa (trong phẫu thuật chỉnh hình) tại Columbia - đã cho thấy đây lần đầu tiên vùng bên ngoài dạng sợi trong TMJ của chuột nuôi dưỡng các tế bào gốc sợi liên kết (FCSCs).

Họ cũng phát hiện ra rằng, khi cấy một FCSC đơn vào một con chuột sống không chỉ tạo ra sụn và xương, mà nó còn thiết lập nên vi môi trường để hỗ trợ cho quá trình tái tạo này - giống như các ổ đặc biệt trong tủy xương.

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã cho thấy họ có thể thao tác FCSCs để biệt hóa thành các loại tế bào cần thiết bằng cách ức chế một loại tín hiệu tế bào có tên gọi là Wnt. Họ nhận thấy rằng khi tín hiệu Wnt hoạt động quá mức đã phá vỡ sự ổn định của sụn liên kết và thúc đẩy sự thoái hóa do cạn kiệt FCSCs.

Những phát hiện này cũng có thể mở ra những hướng điều trị mới cho việc sửa chữa sụn liên kết ở các khớp khác như ở khớp gối và đốt sống. 

Theo giáo sư Embree giải thích: “Những loại sụn này có thành phần tế bào khác nhau, vì vậy chúng tôi sẽ phải nghiên cứu cơ sở phân tử về cách thức điều chỉnh các tế bào này”.

Ý nghĩa của những phát hiện này rất rộng, bao gồm cả các trị liệu lâm sàng. Chúng tôi cho rằng các tín hiệu phân tử chi phối tế bào gốc có thể mang lại những ứng dụng điều trị sụn và tái tạo xương”, Giáo sư Jeremy Mao nói. 

 

Nguồn: www.vista.gov.vn