Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 33314 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Trong tương lai có thể dùng protein tóc để nhận dạng thay thế xét nghiệm ADN (21/09/2016)
Việc xét nghiệm ADN đã được xem là công cụ nhận dạng (ID) hữu hiệu của các nhà khoa học pháp y, tuy nhiên việc áp dụng ADN để nhận dạng cần đủ về trang thiết bị, chuyên môn để có thể thực hiện được. Theo báo cáo mới đăng trên Tạp chí Los Angeles Times, các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livemore ở California (Mỹ) cho biết cho biết họ đã có một vật thay thế tiềm năng đó là các protein tóc.
Theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí PLoS One, những protein này rất giống với bản sao ADN của một người nhất định, nó dễ bị thoái biến phân hủy theo thời gian và do tiếp xúc; thêm vào đó, ADN được tìm thấy ở trong tóc là một trong các dạng ti thể (chỉ từ mẹ truyền sang) thay vì các dạng mầm (từ cả bố và mẹ).
Việc bổ sung phương pháp xét nghiệm nhận dạng bằng protein tóc này cho các nhà khoa học pháp y, chúng ta có thể sớm thấy được phương pháp xét nghiệm protein tóc có thể thay thấy các xét nghiệm ADN không chỉ thấy trên các phim ảnh, mà nó ở trong những phòng thí nghiệm thực tế.
Trên Popular Science, tác giả chính của nghiên cứu, Glendon Parker, cho biết: “Hiện các nhà khoa học pháp ý bị lệ thuộc rất nhiều vào ADN. Tuy nhiên việc phân tích các protein có thể bổ sung các thông tin quan trọng để có thể giúp họ nhận dạng chính xác hơn”. Các nhà nghiên cứu sau khi nghiên cứu các mẫu tóc từ 76 người đàn ông và phụ nữ (trong đó 66 người gốc châu Âu. 5 người từ Kenya (châu Phi), 5 người Mỹ gốc Phi) và 6 bộ hài cốt từ thế kỷ thứ 18 và 19, đã phát hiện thấy dấu hiệu 200 protein, nhờ vào những protein này mà họ đã phân biệt được người này với người kia.
Sau khi chúng tôi so sánh các protein nhận dạng này với ADN có chọn lọc trong máu của những người tình nguyện tham gia nghiên cứu, chúng tôi đã xác định nhận dạng được đối tượng có mẫu tóc đó với độ chính xác 98,3%. Nhóm nghiên cứu cũng phải mất ít hơn 3 ngày để phân tích các protein tóc này và chi phí có thể gần bằng với chi phí xét nghiệm ADN, các nhà nghiên cứu nói.
Những hạn chế để thực hiện thí nghiệm này đó là kích thước mẫu cho nghiên cứu quá nhỏ, trên thực tế là cần một lượng tóc lớn để có thể làm phân tích. “Tuy nhiên các nhà nghiên cứu hy vọng tiềm năng của nó có thể mang lại các thay đổi lớn trong việc nhận dạng đối tượng”, Christopher Hopkins, Giám đốc chương trình khoa học pháp y tại Đại học California-Davis cho biết.
Nguồn: www.vista.gov.vn
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)