Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 24537 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Thông tin ứng dụng kết quả nhiệm vụ KH&CN
Ứng dụng một số Marker sinh học trong chẩn đoán sớm, tiên lượng nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn (06/12/2023)
Ứng dụng một số Marker sinh học trong chẩn đoán sớm, tiên lượng nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn được ứng dụng từ kết quả nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng một số Marker sinh học trong chẩn đoán sớm, tiên lượng nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp”, do Ths Lê Bá Long làm chủ nhiệm. Đề tài được Hội đồng tư vấn, đánh giá nghiệm thu tại Sở Khoa học và Công nghệ ngày 27/9/2021.
Tại Hải Phòng, theo thống kê cảu khoa Vi sinh, bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp thì tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết tại các khoa hồi sức từ tháng 1/2018-9/2018 là 14,5%. Nhiễm khuẩn huyết là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, tỷ lệ tử vong cao, dặc biệt trong những trường hợp có sốc nhiễm khuẩn. Ước tính cứ điều trị kháng sinh chậm 1 giờ sau khi có biểu hiện sốc thì tỷ lệ sống giảm xuống 7,6%. Điều đó cho thấy, việc chuẩn đoán xác định bệnh đặc biệt là việc xác định mầm bệnh sớm và tiên lượng nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn huyết là vô cùng quan trọng. Hiện nay, có một số dấu ấn sinh học được sử dụng để tiên lượng sự tiến triển của nhiễm khuẩn huyết như C-reactive protein (CRP) và Procalcitonin (PCT). Tuy nhiên, CRP và PCT có giá trị thấp trong tiên lượng bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và các nghiên cứu gần đây cho thấy các marker này không thể giúp phân biệt giữa nhiễm khuẩn huyết và hội chứng đáp ứng viêm hệ thống. Điều này có nghĩa vẫn cần thiết tìm kiếm các chỉ thị sinh học protein mới cải thiện chất lượng chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn huyết cũng như tiên lượng shock nhiễm khuẩn.
Do vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài đã được ứng dụng vào Các khoa Lâm sàng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng từ tháng 10/2021 đến nay. Nhờ ứng dụng của một số marker sinh học phân tử trong nhiễm khuẩn huyết, từ đó để phục vụ cho công tác chẩn đoán và tiên lượng bệnh kịp thời, hạn chế tiến triển của bệnh đến giai đoạn shock nhiễm khuẩn.
Sau 38 tháng triển khai, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên 85 bệnh nhân (45 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và 40 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn) về định lượng các marker sinh học: Angiopoietin-1, Angiopoietin-2, Interleukin-17 (IL-17), IL-23 và IL-27 trong máu của các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn tại các thời điểm: ngày thứ 1, 3, 7, 14 nhập viện và nhóm chứng. Bệnh nhân nhóm nhiễm khuẩn huyết có tuổi trung bình 58,2 ± 10, thời gian nhằm viện là 15,9 ± 10; nhóm bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tuổi trung bình 60 ± 15 với, thời gian nhằm viện là 9 ± 7; tỉ lệ nam/nữ ≈ 1/1; bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có điểm APACHE II và SOFA lần lượt là 23,3 ± 8,3 và 10,6 ± 3,6; bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn lần lượt là 24 ± 7,2 và 12 ± 5; cơ quan bị rối loạn chức năng và tỷ lệ tử vong ở cả hai nhóm hay gặp nhất là hệ tuần hoàn và hô hấp; nồng độ lacate máu động mạch của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn tăng rất cao 4,84 ± 3,82 mmol/l, đồng thời nồng độ pH máu giảm (7,302 ± 0,131) và nồng độ HCO3 máu giảm (17,4 ± 5,4 mmol/L) chứng tỏ tình trạng toan chuyển hóa do giảm cung cấp và sử dụng oxy của mô đã rất nghiêm trọng. Ứng dụng các marker trong chuẩn đoán sớm nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn, nồng độ Angiopoietin-2 có diện tích dưới đường là 0.972 và p<0,0001. Ở điểm cutoff nồng độ Angiopoietin-2 là 263.57 pg/mL thì giá trị chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết có độ nhạy là 90,8% và độ đặc hiệu là 98,9%.
Kết quả ứng dụng các marker trong tiên lượng nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn cho thấy:
- Nồng độ Angiopoietin-2 có diện tích dưới đường cong là 0.772 và p<0,0001. Ở điểm cutoff nồng động Angiopoietin-2 là 767.3 pg/mL thì giá trị tiên lượng nhiễm khuẩn huyết có độ nhạy là 78,6 và độ đặc hiệu là 75,6%.
- Nồng độ của Angiopoietin có tương quan với nồng độ của các markers Angiopoietin-1, IL-17, và IL-27, và có tương quan chặt chẽ với các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng như: nồng độ Lactate, Procalcitonin, Creatinin máu và Bilirubin. Điều này cho thấy Angiopoietin-2 có vai trò rất quan trọng trong sinh bệnh học của nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn.
- Nồng độ Angiopoietin-1 cũng tăng lên ở nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn và có xu hướng tăng lên theo thời gian điều trị và có tương quan ở mức độ trung bình với các nồng độ Lactat, số lượng Tiểu cầu và nồng độ Bilirubin. Nồng độ Angiopoietin-1 ít có giá trị trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết và tiên lượng sốc nhiễm khuẩn.
- Nồng độ IL-17 và IL-27 giảm ở các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn, trong khi nồng độ IL-23 không khác nhau giữa các nhóm nghiên cứu. Nồng độ các marker này không liên quan với các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn huyết và không có ý nghĩa trong chuẩn đoán nhiễm khuẩn huyết và tiên lượng sốc nhiễm khuẩn.
Ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào bệnh viện giúp chẩn đoán sớm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn để có phác đồ điều trị kịp thời.Từ đó, giúp cho tình trạng bệnh của bệnh nhân cải thiện tốt hơn, nhanh hơn, sớm khỏi bệnh hơn, rút ngắn thời gian điều trị, góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong, giảm chi phí điều trị./.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài tại Trung tâm Thông tin, Thống kê khoa học và công nghệ Hải Phòng./.
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đốt các tổn thương ác tính ở gan bằng vi sóng tại Bệnh... (19/08/2024)
- Xây dựng mô hình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris tại Hải Phòng (14/08/2024)
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thăm dò huyết động bằng phương pháp PiCCO trong điều... (07/08/2024)
- Xây dựng mô hình sản xuất giống invitro cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaetn.)... (05/08/2024)
- Xây dựng mô hình sinh sản nhân tạo giống cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus) tại... (01/08/2024)
- Xây dựng mô hình ứng dụng thiết bị cơ giới hóa sản xuất nuôi trồng nấm ăn tại phường... (29/07/2024)