Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 5166
Tổng truy cập : 57,998

Khoa học - Y dược

Ứng dụng phát hiện thiếu máu bằng cách kiểm tra màu móng tay (24/12/2018)

Hiện nay, phương pháp kiểm tra thiếu máu chính xác nhất là lấy mẫu máu và lượng hồng cầu của bệnh nhân. Rối loạn máu di truyền được gọi là beta-thalassemia, những bệnh nhân mắc thường xuyên phải kiểm tra tình trạng thiếu máu bằng xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBCs). Nếu phát hiện thiếu máu nghiêm trọng, thì cần phải truyền máu.

 

 

Ứng dụng xác định xem người dùng có bị thiếu máu thông qua ảnh trên móng tay của họ

(Ảnh: Ivantson / Depositphotos).

 

Ứng dụng thử nghiệm được phát triển bởi Nghiên cứu sinh Rob Mannino đến từ trường Đại học Emory - Hoa Kỳ, với ứng dụng này các bác sĩ có thể ước tính khi nào cần truyền máu cho bệnh nhân bằng cách dựa vào mức hemoglobin của bệnh nhân. Ứng dụng của Mannino có thể chấm dứt vấn đề này, cho phép bệnh nhân kiểm tra nồng độ hemoglobin của họ ở nhà thường xuyên. Ứng dụng này được làm việc bằng cách tương tác bằng màu móng tay với mức hemoglobin. Trong thử nghiệm của nghiên cứu, tác giả đã sử dụng hình ảnh móng tay của 337 tình nguyện viên, họ đều phải làm công thức máu toàn bộ. Sau đó Rob Mannino dùng một thuật toán qua 237 trong số 337 hình ảnh, tích hợp vào ứng dụng và được thử nghiệm trên 100 người tham gia. Dựa vào hình ảnh móng tay trên điện thoại thông minh, ứng dụng có độ chính xác cộng hoặc trừ 2,4 gr/ deciliter (so với chỉ số công thức máu toàn bộ) khi xác định người nào khỏe mạnh và thiếu máu. 

 

Khi quá trình hiệu chuẩn thông tin cá nhân được thêm vào, tỷ lệ đó được cải thiện thành +/- 0,92 gr/deciliter. Để tham khảo, mức hemoglobin bình thường ở mức 13,5 đến 17,5 gr/deciliter đối với nam và 12,0 đến 15,5 gr/deciliter đối với nữ. Bởi vì móng tay không chứa melanin, ứng dụng này sẽ thích ứng cho cả người da trắng và da đen. Công nghệ này cũng tự động bù cho độ sáng nền và phải tương thích với nhiều loại điện thoại khác nhau. Ứng dụng có thể sẽ có mặt trên thị trường vào mùa xuân năm 2019. 

 

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Nature!

 

Nguồn: N.T.T (NASATI)/www.vista.gov.vn

Cập nhật: 12/12/2018