Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1716
Tổng truy cập : 57,998

Văn hóa - Xã hội Nông thôn

Ứng xử của cha mẹ trong gia đình hai con (28/08/2018)

           Khi trưởng thành, anh chị em ruột thường là người thương xót mình nhiều nhất sau bố mẹ đẻ. Đó lài người mình có thể chia sẻ mọi điều, kể cả những sai lầm. Nhưng khi bé, hiếm có đứa trẻ nào không một lần đánh nhau, cãi nhau với anh chị em ruột. Với bố mẹ, việc mâu thuẫn của các con thực sự rất rắc rối. Bênh đứa nào? Phạt đứa nào? Làm sao để gia đình yên ắng, hòa bình? Cách cư xử của cha mẹ sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới mối quan hệ giữa các anh chị em ruột trong gia đình.

 

Nếu bố mẹ thiếu công bằng, các con càng đánh nhau “ác chiến” hơn. Vậy nên,  khi em bé ra đời, hãy bế con lớn lên lòng, và đưa lại gần em. Với sự chia sẻ tình cảm như vậy, người con đầu lòng sẽ nhận thức rằng đây là một niềm vui mới, hạnh phúc mới trong gia đình chứ không phải là mối cạnh tranh hay nguy hiểm gì đến tình cảm mà cha mẹ đang dành cho con.

 

Mỗi ngày, dù em bé còn rất nhỏ, bố mẹ cũng nên cho bé tiếp xúc với em, sờ má em. Cha mẹ có thể nhờ anh/chị cầm khăn lau dãi cho em hoặc lắc những con xúc xắc cho em bé vui. Những hành động quan tâm nhỏ như vậy sẽ khiến bé lớn cảm thấy mình cần có trách nhiệm với sinh linh bé bỏng này chứ không phải thân ai người ấy lo.

 

Các mẹ đừng quên hỏi han và tâm sự với bé lớn, ôm ấp bé cho dù bé đã có em. Đừng nghĩ là con lớn rồi mà quên đi việc này. Khi các bé đã lớn, mâu thuẫn xảy ra, cha mẹ nên chọn vị trí đứng giữa hoặc vô can, hoặc đề nghị hai bé tách riêng ra và ngồi suy nghĩ.

 

Nhà có hơn một con, việc phân chia công bằng là vô cùng quan trọng. Nếu một bé đã làm thì bé kia cũng phải làm việc gì đó tương đương. Sự nhường nhịn chỉ làm tích tụ ức chế trong lòng người con bị nhường. Dạy con đã khó, dạy con khi gia đình đông con còn khó hơn. Các bố mẹ nên sáng suốt và điềm tĩnh để các con đều cảm nhận được tình yêu thương trong gia đình.

 

Nguồn: Sức khỏe đời sống