Chuyên mục
Đang trực tuyến : | 23543 |
Tổng truy cập : | 57,998 |
Khoa học - Y dược
Vắc-xin ADN dẫn đến đáp ứng miễn dịch trong ung thư đầu và cổ liên quan đến HPV (04/10/2018)
Vắc-xin liệu pháp có thể làm tăng số lượng kháng thể và các tế bào T, giúp chúng thâm nhập vào khối u và chống ung thư đầu và cổ do virus gây u nhú ở người (HPV) gây ra. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư Abramson thuộc trường Đại học Pennsylvania đã thử nghiệm phương pháp miễn dịch ở hai nhóm bệnh nhân bị ung thư tế bào vảy ở đầu và cổ đầu (HNSCCa) và đã phát hiện thấy 86% số bệnh nhận này có hoạt động của tế bào T ở mức cao. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên cho thấy vắc-xin này có thể giúp các tế bào miễn dịch xâm nhập vào khối u. Nghiên cứu này cũng mô tả một bệnh nhân được thử nghiệm sử dụng vắc-xin, đã phát triển bệnh di căn bảy tháng sau, sau đó được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch chống PD-1 và bệnh tình đã thuyên giảm trong vòng hơn hai năm. Nghiên cứu đã được công bố nghiên cứu trên tạp chí Clinical Cancer Research.
Ảnh: National Cancer Institute.
HNSCCa là căn bệnh ung thư phát triển trong màng nhầy của miệng và cổ họng. Hút thuốc và sử dụng thuốc lá được biết đến là những nguyên nhân gây bệnh, nhưng đối với các trường hợp liên quan đến nhiễm HPV, bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục quá phổ biến, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) cho biết gần như tất cả những người trưởng thành đã có quan hệ tình dục sẽ tiếp xúc với nó vào một vài thời điểm trong cuộc đời, nằm trong số các loại ung thư phát triển nhanh nhất. CDC ước tính 70% số ca ung thư đầu và cổ ở Hoa Kỳ hiện nay liên quan đến HPV. Trong khi có rất nhiều loại HPV, thì HPV 16 và 18 là những loại phổ biến nhất gây ung thư. Nhiều bệnh nhân bi mắc HNSCCa này có kết quả điều trị tốt, bao gồm phẫu thuật hoặc hóa trị và xạ trị. Đối với những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị hoặc những người phát triển bệnh di căn, liệu pháp chống PD-1 được chấp nhận sử dụng, nhưng chỉ giúp ích cho khoảng 15% bệnh nhân.
Có những loại vắc-xin HPV phòng ngừa khác được khuyến cáo dùng cho bé gái và bé trai. Vắc-xin được sử dụng trong thử nghiệm lâm sàng này khác với vắc-xin phòng ngừa, có thể ngăn ngừa nhưng không thể điều trị ung thư. Vắc-xin trong nghiên cứu này, được gọi là MEDI0457, là loại vắc-xin ADN có thể mang lại lợi ích hỗ trợ điều trị.
Các nhà nghiên cứu đã cung cấp 4 liều MEDI0457 cho 21 bệnh nhân được chia thành hai nhóm khác nhau. Một nhóm nhận được nhận một liều trước khi phẫu thuật, tiếp theo là ba liều sau khi phẫu thuật. Nhóm thứ hai nhận được bốn liều sau hóa trị và xạ trị. Mười tám trong số 21 bệnh nhân cho thấy hoạt động của tế bào T cao kéo dài ít nhất ba tháng sau liều vắc-xin cuối cùng, nghĩa là hiệu ứng miễn dịch kéo dài ít nhất sáu tháng kể từ khi bắt đầu liệu pháp miễn dịch. Năm khối u đã được sinh thiết cả trước và sau một liều vắc-xin, và có bằng chứng cho thấy tế bào T phản ứng với các kháng nguyên chứa trong 5 mẫu vắc-xin. Vắc-xin này cũng được dung nạp tốt. Bệnh nhân bị đau cánh tay tại chỗ tiêm, nhưng không có báo cáo về bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào.
Các tác giả cũng đã mô tả cụ thể trường hợp của một bệnh nhân trong thử nghiệm của nhóm đã nhận được một liều vắc-xin trước khi phẫu thuật. Bệnh nhân đã có sự phát triển tái phát di căn bảy tháng sau khi điều trị, tại thời điểm đó ông đã được cung cấp chất ức chế PD-1 có tên là Nivolumab và tiếp tục có một phản ứng tích cực. Giờ hai năm sau, ông vẫn không có dấu hiệu của bệnh. Charu Aggarwal, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Phản ứng này cho thấy vắc-xin có thể cải thiện hệ miễn dịch, làm tăng tác dụng của liệu pháp chống PD-1 tiếp theo”.
"Đây là những kết quả nghiên cứu rất quan trọng và độc đáo và bước tiếp theo đang được thực hiện là xem xét kết hợp vắc-xin này với các liệu pháp miễn dịch khác", Roger B. Cohen, giáo sư Huyết học-Ung thư tại Penn và là Phó Giám đốc Nghiên cứu lâm sàng tại Trung tâm Ung thư Abramson nói. “Kết quả thu được một bệnh nhân độc thân hiện đang không có bệnh cho thấy rằng tác động của phương pháp kết hợp vắc xin và kháng thể PD-1 sẽ mạnh nếu nó có thể được khẳng định trong các thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra".
Nguồn: N.P.D (NASATI)/www.vista.gov.vn
Cập nhật: 28/9/2018
- Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não (18/11/2024)
- Khoảng 40% trường hợp ung thư vú sau mãn kinh có liên quan đến lượng mỡ thừa trong... (12/11/2024)
- Kỹ thuật mới cho thấy được sự cạnh tranh giữa các tế bào khối u để có thể cá nhân... (05/11/2024)
- Tiến sĩ người Việt chế tạo trái tim có thông số như tim người (21/10/2024)
- Protein kinase N là mục tiêu mới để điều trị suy tim (15/10/2024)
- Phát triển công nghệ sàng lọc trẻ mắc chứng khó đọc (07/10/2024)